Hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
11:38 18/07/2017
Hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại việt Nam phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức hoạt động,...
- Hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Kiến thức của bạn
Hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Kiến thức của Luật sư
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Để hoạt động tại Việt Nam thương nhân nước ngoài phải đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Hình thức hoạt động thương mại thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam dưới những hình thức sau:
- Đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam: Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
- Đặt chi nhánh Tại Việt Nam: Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
Lưu ý:
- Văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp Luật Việt Nam.
- Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, chi nhánh của mình tại Việt Nam.
Như vậy, thương nhân nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới 3 hình thức là đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, đặt chi nhánh văn phòng đại diện tại Việt Nam và thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. [caption id="attachment_40853" align="aligncenter" width="396"] Hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài[/caption]
2. Thẩm quyền cho phép hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam do chính phủ thống nhất.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Bộ Thương mại quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Trường hợp Luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
Như vậy, Việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sẽ do Chính Phủ thống nhất quản lý. Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ thương mại sẽ chịu trách nhiệm trước chính phủ về việc quản lý việc cấp giấy phép thuộc thẩm quyền của mình. Với pháp Luật chuyên ngafh quy định thì thẩm quyền quản lý thuộc về bộ, cơ quan ngang bộ.
3 Thẩm quyền cho phép hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 23 Luật thương mại năm 2015 hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài chấm dứt trong các điều kiện sau:
- Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
- Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
- Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;
- Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
- Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp trên. Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
>>>> Thành lập chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
>>>> Quy định mới nhất về thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài ở Việt Nam ?
Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng!.
Liên kết tham khảo: