Hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài
20:01 05/05/2018
Hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài:đối với người xin nhận con nuôi Đơn xin nhận nuôi con nuôi đích danh (theo mẫu);
- Hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài
- nhận nuôi con nuôi đích danh
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HỒ SƠ NHẬN NUÔI CON NUÔI ĐÍCH DANH
Câu hỏi của bạn:
Hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật nuôi con nuôi 2010
Nội dung tư vấn về hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài
1. Các trường hợp được nhận nuôi con nuôi đích danh
Khoản 2 điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
- Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
- Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
- Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
- Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi.
Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế
- Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
2. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài
a. Thành phần hồ sơ đối với người xin nhận con nuôi
a.1. Đơn xin nhận nuôi con nuôi đích danh (theo mẫu);
a.2. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
a.3. Văn bản cho phép được nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam;
a.4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
a.5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
a.6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
a.7. Phiếu lý lịch tư pháp;
a.8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.
a.9.Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
a.10. Văn bản chứng minh thuộc trường hợp được xin con nuôi đích danh: cụ thể là giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha dượng với mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; [caption id="attachment_88314" align="aligncenter" width="423"] nhận nuôi con nuôi đích danh[/caption]
Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm a.2 đến a.9 do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
Chú ý:
- Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi;
- Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
b. Thành phần hồ sơ đối với trẻ em được nhận làm con nuôi
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;
- Giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe của trẻ em do tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên cấp;.
- 02 ảnh mầu của trẻ em chụp toàn thân nhìn thẳng.
- Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi.
Lưu ý: Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này.
3. Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài
Bước 1: Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
Bước 2: Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ.
Bước 3: Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp để xác nhận trẻ đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài
Bước 4: Sở Tư pháp trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài
Bước 5: UBND cấp tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
Bước 6: Sau khi có quyết định của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
Bước 7: Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp.
Bước 8: Bộ Tư pháp chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (nếu có yêu cầu).
Để được tư vấn chi tiết về hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Trân trọng /./.