Hiến đất làm đường giao thông nông thôn theo chương trình xóa đói giảm nghèo
14:18 10/11/2017
Hiến đất làm đường giao thông nông thôn theo chương trình xóa đói giảm nghèo... đã ký vào biên bản hiến đất có được bồi thường không
- Hiến đất làm đường giao thông nông thôn theo chương trình xóa đói giảm nghèo
- Hiến đất làm đường giao thông nông thôn
- Hỏi đáp luật đất đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HIẾN ĐẤT LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN THEO CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Câu hỏi của bạn:
Dạ em chào luật sư ạ. Em có câu hỏi mong được giải đáp như sau:
Hiện bản em, nhà nước đang làm đường giao thông (liên xã) nhưng lại không có bồi thường. Bên doanh nghiệp và một số cán bộ huyện có vào vận động dân ký biên bản hiến đất nhưng lại vào từng hộ gia đình để yêu cầu dân ký mà lại tập trung vào 1 hộ để ký. Khi dân hỏi về vấn đề bồi thường đất thì bên doanh nghiệp chỉ nói là đường làm theo nghị quyết 30A nên không có bồi thường. Vậy em muốn hỏi nghị quyết 30A là như thế nào? Liệu có được bồi thường hay không ạ? Mà dân không hiểu biết nên đã ký vào biên bản hiến đất rồi nếu có bồi thường thì phải làm như thế nào ạ? Em mong nhận được câu trả lời sớm nhất có thể? Em xin chân thành cảm ơn ạ.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2013;
- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với 61 huyện nghèo.
Nội dung tư vấn
1. Hiến đất làm đường giao thông nông thôn theo nghị quyết về xóa đói giảm nghèo
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính Phủ là nghị quyết về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với 61 huyện nghèo. Trong đó có chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng để xóa đói giảm nghèo cụ thể như sau: Sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách hàng năm vốn trái phiếu Chính phủ, vốn từ các chương trình, dự án, vốn ODA để ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội. Đối với cấp xã và dưới xã: đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu ở tất cả các xã trên địa bàn huyện (trừ thị trấn), bao gồm: trường học, trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn; đường giao thông liên thôn, bản....
Ủy ban nhân dân các huyện nghèo căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước để xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã; thành lập Ban Chỉ đạo của huyện để chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án.
Các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện có tỷ lệ nghèo cao, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở nước ta.
Với chính sách này, UBND cấp huyện có thể vận động nhân dân hiến đất để xây dựng đường liên thôn, liên xã nhằm xóa đói giảm nghèo cho huyện nghèo cùng nguồn vốn ngân sách của nhà nước. Tuy nhiên, việc vận động người dân hiến đất phải trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc cho từng dự án cụ thể do Hội đồng nhân dân xã thông qua. [caption id="attachment_60399" align="aligncenter" width="450"] Hiến đất làm đường giao thông nông thôn[/caption]
2. Hiến đất làm đường giao thông nông thôn có được bồi thường hay không
Khoản 4 điều 146 Luật đất đai 2013 có quy định:
“4. Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.”
Như vậy, trong biên bản hiến đất là thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chính quyền địa phương về việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất. Trong đó việc bồi thường và hỗ trợ khi hiến đất cũng là sự thỏa thuận giữa hai bên không có sự ép buộc hay quy định cụ thể nào ở đây.
Tuy nhiên, UBND huyện nghèo phối hợp cùng Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam phải có trách nhiệm tuyên truyền, vận động để dân hiểu chính sách và tự nguyện đóng góp.
Một số bài viết cùng chuyên mục tham khảo
- Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình cá nhân
- Hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định pháp luật
- Xác định giá đất cụ thể khi tính tiền bồi thường như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về nghị định 63/2011/NĐ-CP, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.