Góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty TNHH
08:19 13/06/2019
Sau khi tiến hành xong các thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất, Công ty sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty TNHH
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Xin hỏi Luật sư,Nếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Công ty TNHH. Công ty phá sản có lấy lại được đất không?
Tôi xin chân thành cảm ơn,
Câu trả lời của luật sư:
1.Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Luật Đất Đai 2013
- NĐ 43/2014 NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về Luật Đất Đai 2013
- Luật phá sản 2014
-
Nội dung tư vấn
- Theo quy định tại K1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014 về tài sản góp vốn:
Điều 35. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Như vậy, khi tiến hành góp vốn vào Doanh nghiệp, Doanh nghiệp chỉ quan tâm cá nhân, tổ chức đó có sở hữu hợp pháp tài sản định tiến hành góp vốn không? Cụ thể ở đây, cá nhân tổ chức góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty TNHH có đủ điều kiện về chủ thể và quyền sử dụng mảnh đất đó theo quy định của Luật Đất đai 2013. Theo đó, Khoản 1 điều 188 quy định người sử dụng đất được góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:
“ a, Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
b, Đất không có tranh chấp
c, Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm việc thi hành án
d, Trong thời gian sử dụng đất”
Căn cứ vào điểm a, Khoản 1 điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
“1. Thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a, Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.”
Sau khi tiến hành xong các thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất, Công ty sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (điểm c, khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013). Khi đó, thành viên góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ được sở hữu phần vốn góp tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất.
-Vậy khi Doanh nghiệp phá sản thì “ mảnh đất đã góp sẽ được xử lý như thế nào?”
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 80 nghị định 43/2014/NĐ-CP việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau:
d, Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể.”
Vậy, theo quy định này khi Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, bên góp vốn có thể được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và bên góp vốn có nghĩa vụ thanh toán giá trị phần góp vốn đã góp vào Doanh nghiệp
Tuy nhiên theo quy định Luật Phá sản 2014, khi công ty TNHH tiến hành mở thủ tục phá sản thì công ty phải có nghĩa vụ thanh toán với tất cả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của công ty. Nếu tài sản của công ty đủ để thanh toán và còn thừa thì thành viên mới có quyền phân chia khối tài sản của công ty theo tỷ lệ vốn góp.
Như phân tích ở trên, sau khi tiến hành góp vốn xong, quyền sử dụng đất sẽ thuộc về Doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức khi trở thành thành viên góp vốn của Doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn phải tuân thủ Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản, Luật Thương mại…Theo đó, các thành viên công ty TNHH cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng chia lãi, cùng chịu lỗ dựa trên tỷ lệ phần vốn góp vào công ty. Thành viên trong công ty TNHH chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp. Như vậy, mảnh đất đã góp có còn hay không phụ thuộc vào khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty phải thực hiện sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản.
Phải chăng có các quy định chồng chéo của Luật? Cách hiểu ở đây như thế nào là đúng?
Trên thực tế, khi Doanh nghiệp phá sản hai bên có xảy ra tranh chấp thì quyền sử dụng đất đã góp vốn chủ yếu được xử lý theo thỏa thuận của các bên
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Bài viết tham khảo: