• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cơ sở cần đáp ứng các điều kiện sau để được cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh nhà hộ sinh: Nhà hộ sinh phải có các buồng khám thai, khám phụ khoa, ...

  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh nhà hộ sinh
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh nhà hộ sinh
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH NHÀ HỘ SINH

Kiến thức của bạn:

     Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh nhà hộ sinh

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.
  • Nghị định 87/2011/NĐ-CP.
  • Thông tư 41/2011/TT-BYT
  • Quyết định 2271/2002/QĐ-BYT

 Nội dung tư vấn:      Khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Cơ sở cần đáp ứng các điều kiện sau để được cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh nhà hộ sinh:

1. Cơ sở vật chất

  • Xây dựng và thiết kế:
    • Xây dựng chắc chắn, đủ các buồng chuyên môn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ làm vệ sinh;
    • Các buồng phải được thiết kế liên hoàn, hợp lý để thuận tiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.
[caption id="attachment_21266" align="aligncenter" width="600"]Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh nhà hộ sinh Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh nhà hộ sinh[/caption]
  • Nhà hộ sinh phải có các buồng khám thai, khám phụ khoa, kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình, mỗi buồng có diện tích ít nhất là 10m2; buồng đẻ có diện tích ít nhất là 16m2; buồng nằm của sản phụ có diện tích ít nhất là 20m2 để bảo đảm diện tích ít nhất cho một giường bệnh là 5m2/giường;
  • Các buồng quy định tại phần 1 nêu trên phải đáp ứng các yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình theo quy định tại Điểm 5.4 Khoản 5 về yêu cầu hoàn thiện và kết cấu công trình của Quyết định 2271/2002/QĐ-BYT.
  • Bảo đảm xử lý rác thải y tế và các điều kiện về an toàn bức xạ (nếu có) theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

2. Thiết bị y tế

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà nhà hộ sinh đăng ký;
  • Có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài nhà hộ sinh. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà hộ sinh thì phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu.

3. Tổ chức, nhân sự

  • Có bộ máy tổ chức phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh phải đáp ứng các điều kiện sau:
    • Là bác sỹ hoặc cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học) có chứng chỉ hành nghề;
    • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về sản phụ khoa ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ hoặc ít nhất là 45 tháng đối với cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học);
    • Là người làm việc toàn thời gian tại nhà hộ sinh.
  • Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh, các đối tượng khác làm việc trong nhà hộ sinh nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

     Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                                                                                       

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178