Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn
15:33 01/10/2019
Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn: Tòa án luôn ưu tiên, tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự trong việc giải quyết ...
- Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn
- Giành quyền nuôi con
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIÀNH QUYỀN NUÔI CON
Câu hỏi của bạn về giành quyền nuôi con
Chào luật sư, Luật sư cho tôi xin hỏi: tôi và chồng tôi chuẩn bị ly hôn, giờ tôi muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì tôi phải làm gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư giành quyền nuôi con
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về giành quyền nuôi con, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về giành quyền nuôi con như sau:
1. Cơ sở pháp lý về giành quyền nuôi con
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án
2. Nội dung tư vấn về giành quyền nuôi con
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về giành quyền nuôi con. Cụ thể bạn muốn biết về điều kiện giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn? Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái
Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Như vậy, theo quy định trên thì cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng mà không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha và mẹ còn tồn tại hay đã chấm dứt quan hệ vợ chồng hoặc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng hay chưa. [caption id="attachment_179643" align="aligncenter" width="372"] Giành quyền nuôi con[/caption] 2.2. Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình thì: Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
Đối chiếu quy định trên thì Tòa án luôn ưu tiên, tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự trong việc giải quyết các tranh chấp. Trong trường hợp các bên không thống nhất được ý kiến thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo quy định trên thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ nuôi. Tuy nhiên, vẫn có 2 trường hợp ngoại lệ nếu là: *Trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con do:
- Điều kiện về vật chất: không có khả năng kinh tế;
- Vấn đề sức khỏe;
- Điều kiện về tinh thần: không có thời gian chăm sóc con vì tính chất công việc hoặc đi xuất khẩu lao động; *Cha, mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Kết Luận: nếu hiện tại bạn có công việc ổn định, có đủ sức khỏe và thời gian chăm sóc con thì tỷ lệ bạn giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi rất cao.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về giành quyền nuôi con quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hồng Hạnh