• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực và lĩnh vực công chứng. Căn cứ để thi hành phương án đơn giản hóa

  • Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực và lĩnh vực công chứng
  • Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH CHỨNG THỰC

Câu hỏi về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực

     Tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư như sau: việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng, chứng thực được quy định như thế nào. Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực

         Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực như sau:

1. Căn cứ pháp lý về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực

2. Nội dung tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực

     Các quy định về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực lý lịch chứng thực và lĩnh vực công chứng được quy định tại mục VI và mục X phương án ban hành kèm theo nghị quyết 58/2017/NQ-CP như sau:

2.1. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực

    Nhóm thủ tục được bỏ quy định người yêu cầu chứng thực nộp bản sao giấy tờ tùy thân khi thực hiện thủ tục chứng thực bao gồm:

  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản;
  • Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở;
  • Chứng thực di chúc;
  • Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
  • Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở;
  • Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở;
  • Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch
[caption id="attachment_136634" align="aligncenter" width="450"]Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực[/caption]

2.2. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng

     - Nhóm thủ tục: Bổ nhiệm công chứng viên; Bổ nhiệm lại công chứng viên; Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; Đăng ký tập sự hành nghề công chứng; Đăng ký tập sự lại hành nghề công chng sau khi chấm dứt tập sự hành nghề công chứng; Đăng ký tập sự hành nghề công chứng trong trường hợp người tập sự thay đổi nơi tập sự sang tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

     Sửa đổi mẫu “Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (mẫu TP-CC-03)”; mẫu “Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên (TP-CC-05)”; mẫu “Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01)”; mẫu “Giấy đăng ký tập sự hành nghề công chứng (mẫu TP-TSCC-01)” theo hướng: Mẫu đơn bao gồm 02 phần là phần thông tin cơ bản về công dân và thông tin chuyên ngành, trong đó, thông tin cơ bản về công dân, mẫu đơn, tờ khai chỉ bao gồm 3 nội dung cơ bản về họ tên, số căn cước công dân, nơi ở hiện nay (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú); đối với 12 trường thông tin cá nhân còn lại, cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân cung cấp và tự khai thác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

     - Nhóm thủ tục: Thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng

     Mẫu hóa “Đơn đề nghị thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng”. Mẫu đơn gồm hai phần: Thông tin cơ bản về công dân và thông tin chuyên ngành, trong đó, đối với thông tin cơ bản về công dân, mẫu đơn chỉ bao gồm 3 nội dung cơ bản về họ tên, số căn cước công dân, nơi ở hiện nay (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú), đối với 12 trường thông tin cá nhân còn lại, cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân cung cấp và tự khai thác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

     - Thủ tục Đăng ký hành nghề và cấp thẻ công chứng viên

  • Bổ sung nộp bản sao có chứng thực hoặc bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu thẻ căn cước công dân của công chứng viên và bỏ quy định nộp Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở.
  • Thay thông tin nơi cư trú bằng thông tin về số căn cước công dân của công chứng viên tại mẫu “Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp thẻ công chứng viên (mẫu TP-CC-06)”.

     Như vậy, để thực hiện được phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong lĩnh vực công chứng và lĩnh vực chứng thực phải dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Vì vậy, mặc dù nghị quyết 58/2017/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/07/2017 nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được vì chưa xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178