• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là quyết định hành chính mang tính cá biệt hay là hành vi hành chính của công chức nhà nước

  • Đối tượng khởi kiện hành chính theo Luật Tố tụng hành chính
  • đối tượng khởi kiện hành chính
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Trong quan hệ pháp luật hành chính giữa công dân với cơ quan Nhà nước, có nhiều trường hợp công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ khởi kiện, yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết vụ án hành chính. Vậy đối tượng của việc khởi kiện hành chính là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên.

1. Khởi kiện hành chính là gì?

     Khi thực thi hoạt động hành pháp, các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước với những lý do khác nhau có thể ban hành những quyết định hành chính, hành vi hành chính. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính này có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc cá nhân, tổ chức cho rằng chúng gây thiệt hại cho mình. Điều đó tạo nên những mâu thuẫn giữa cơ quan công quyền với cá nhân, tổ chức, có thể dẫn đến việc cá nhân, tổ chức khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nếu hết thời hạn theo pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc tổ chức, cá nhân không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có thể thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

     Khởi kiện vụ án hành chính là sự kiện pháp lý, là hành vi tố tụng đầu tiên và thuộc quyền định đoạt của người khởi kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hành chính giữa Tòa án với các thành phần tham gia tố tụng và tiến hành tố tụng khác. Không có khởi kiện vụ án hành chính thì không thể phát sinh vụ án hành chính tại Tòa án. Điều 8 Luật Tố tụng hành chính quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo quy định của Luật này”.

2. Đối tượng khởi kiện hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính

     Căn cứ theo Điều 30  Luật Tố tụng hành chính 2015, đối tượng của khởi kiện hành chính bao gồm:

  • Quyết định hành chính;
  • Hành vi hành chính;
  •  Quyết định buộc thôi việc đối với công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. và các đối tượng khác.

2.1. Quyết định hành chính là đối tượng của khởi kiện hành chính

      Trên thực tế, đây là nhóm đối tượng khởi kiện phổ biến nhất trong các vụ khiếu kiện hành chính.

     Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”. Tuy nhiên, không phải tất cả các quyết định hành chính trên đều là đối tượng khởi kiện khi có đơn khởi kiện nộp cho Tòa án. Nó chỉ trở thành đối tượng khởi kiện khi thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính là “làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

     Các dấu hiệu cơ bản của quyết định hành chính bị kiện:

  • Hình thức của quyết định hành chính bị kiện là văn bản, có thể được thể hiện dưới những tên gọi khác nhau như quyết định, công văn, thông báo…
  • Do cơ quan nhà nước, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (chủ thể quản lý nhà nước) hoặc một số chủ thể khác được trao quyền quản lý ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành trong phạm vi thực hiện chức năng, nhiệm vụ công quyền của họ.
  • Nội dung của quyết định hành chính luôn mang tính mệnh lệnh, áp đặt, bắt buộc các đối tượng bị quản lý phải phục tùng, chấp hành.
  • Quyết định hành chính là quyết định cá biệt, được áp dụng một lần cho một hoặc một số đối tượng cụ thể và có hiệu lực trong một khoảng thời gian cụ thể.
  • Quyết định hành chính đó phải làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2.2. Hành vi hành chính là đối tượng của khởi kiện hành chính

     Khoản 3 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”. Cũng giống như quyết định hành chính bị kiện, hành vi hành chính bị kiện khi hành vi đó “làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” (khoản 4 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính).

     Dấu hiệu của hành vi hành chính bị kiện:

  • Do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được trao quyền quản lý thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành.
  • Gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
  • Biểu hiện cụ thể bằng các hành vi thực hiện hoặc không thực hiện công vụ do nhà nước giao, nhân danh nhà nước và vì lợi ích của nhà nước.
  • Là hành vi mang tính cá biệt.
  • Hành vi đó ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

     Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một số trường hợp mà các quyết định hành chính, hành vi hành chính không thuộc đối tượng của việc khởi kiện hành chính tại Tòa, bao gồm các trường hợp sau:

  • Những quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định.
  • Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở các hoạt động tố tụng của Tòa án. Các quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính được ban hành hoặc thực hiện trong quá trình Tòa án thực hiện chức năng, thẩm quyền liên quan đến xử lý vi phạm hành chính. Các quyết định, hành vi này nếu không hợp pháp hoặc bị cho rằng không hợp pháp thì có phương thức xử lý riêng quy định tại Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
  • Những quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Đó là các quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó.

2.3. Các đối tượng khác

     Trường hợp có liên quan đến các vấn đề như quyết định buộc thôi việc với công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống, bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân, kỷ luật công chức hay quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước. Đây cũng được coi là một trong các đối tượng khởi kiện theo quy định tại Luật Tố tụng hành chính.

3. Thời hiệu khởi kiện hành chính

     Thời hiệu khởi kiện đối với vụ án hành chính được quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó thời hiệu đối với từng đối tượng cụ thể được quy định là:

  • 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc
  • 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
  • Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

     Đối với trường hợp khởi kiện sau khi giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

  • 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
  • 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

     Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện. đối tượng khởi kiện hành chính

4. Hỏi đáp về đối tượng khởi kiện hành chính theo Luật Tố tụng hành chính

Câu hỏi 1: Chủ thể nào có quyền khởi kiện hành chính?

     Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015, chủ thể có quyền khởi kiện hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.

Câu hỏi 2: Khi khởi kiện hành chính, người khởi kiện có bắt buộc phải tự mình nộp đơn khởi kiện không?

     Căn cứ theo điều 117 Luật Tố tụng Hành chính 2015 thì “Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án…” Theo đó, không bắt buộc phải là người khởi kiện gửi đơn khởi kiện mà có thể nhờ người khác gửi đơn khởi kiện và phải đảm bảo trong đơn khởi kiện phải có các nội dung chính được quy định tại Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015.

Câu hỏi 3: Người mất năng lực hành vi dân sự có được khởi kiện hành chính không?

     Căn cứ theo khoản 3 Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thủ tục khởi kiện thì theo đó: Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án… Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự có thể khởi kiện hành chính vẫn có thể tự mình hoặc cử người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

     Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về các quy định liên quan đến vấn đề "Đối tượng khởi kiện hành chính theo Luật tố tụng hành chính", khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Phạm Đắc Thơm

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178