• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm...cách đăng ký an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm..thủ tục đăng ký an toàn...

  • Điều kiện và thủ tục đăng ký an toàn thực phẩm
  • Cách đăng ký an toàn thực phẩm
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Cách đăng ký an toàn thực phẩm

Câu hỏi của bạn về cách đăng ký an toàn thực phẩm:

     Xin chào luật sư!

     Tôi muốn hỏi về điều kiện và thủ tục đăng ký an toàn thực phẩm. Mong luật sư giải đáp giúp tôi

     Xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của luật sư về cách đăng ký an toàn thực phẩm:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cách đăng ký an toàn thực phẩm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về cách đăng ký an toàn thực phẩm như sau:

1. Cơ sở pháp lý về cách đăng ký an toàn thực phẩm

2. Nội dung tư vấn về cách đăng ký an toàn thực phẩm

     Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đăng ký cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm). Trừ một số trường hợp không phải xin cấp như: Cơ sở Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, Sơ chế nhỏ l, Nhà hàng trong khách sạn, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn,...Theo đó, điều kiện và thủ tục đăng ký an toàn thực phẩm được thực hiện như sau:

2.1. Điều kiện đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

    Theo điều 34 luật an toàn thực phẩm, Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm như là nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, dụng cụ phải đảm bảo an toàn,sạch sẽ, có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác, Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;....(Chương IV luật an toàn thực phẩm 2010)
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
     Theo đó, sau khi đảm bảo các điều kiện phù hợp với loại hình kinh doanh của mình, cơ sở kinh doanh thực phẩm cần chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trước khi đi vào hoạt động kinh doanh.
[caption id="attachment_181253" align="aligncenter" width="500"] Cách đăng ký an toàn thực phẩm[/caption]

2.2. Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

     Trình tự, thủ tục đăng ký an toàn thực phẩm được quy định tại điều 36 luật an toàn thực phẩm 2010, cụ thể như sau:      Bước 1: Cơ sở kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin đăng ký an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
     Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 15 ngày tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.      Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Cụ thể, các loại sản phẩm thuộc quyền quản lý của các cơ quan trên được quy định tại Phụ lục 1,2,3 thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn về phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm      Kết luận: Đăng ký an toàn thực phẩm là nghĩa vụ của các cơ sở, cá nhân kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, có các biện pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm phải được áp dụng từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến chế biến bảo quản và sử dụng.      Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về cách đăng ký an toàn thực phẩm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Emaillienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Văn Chung  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178