Điều kiện kinh doanh đối với hoạt động chế biến thủy sản
09:09 25/07/2019
Doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và đáp ứng các điều kiện sau để tham gia kinh doanh hoạt động chế biến thủy sản ...
- Điều kiện kinh doanh đối với hoạt động chế biến thủy sản
- hoạt động chế biến thủy sản
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Kiến thức của bạn:
Điều kiện kinh doanh đối với hoạt động chế biến thủy sản
Kiến thức của luật sư:
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014
- Luật Thủy sản 2003
- Điều 15 Nghị định 59/2005/NĐ-CP
- Mục III Thông tư 02/2006/TT-BTS
Nội dung tư vấn về hoạt động chế biến thủy sản
Điều 15 Nghị định 59/2005/NĐ-CP quy định:Điều 15.
Chế biến thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân chế biến thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến thuỷ sản phải theo quy hoạch của địa phương.
3. Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lý nước, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm phải bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Đối với cơ sở chế biến thuỷ sản làm thực phẩm (theo quy định của Bộ Thuỷ sản) xây dựng mới, trước khi đưa vào hoạt động sản xuất 15 ngày, phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để được kiểm tra, công nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Cơ sở chế biến thuỷ sản theo phương thức công nghiệp phải có ít nhất một cán bộ hoặc nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học về một trong các chuyên ngành công nghệ thực phẩm, chế biến thuỷ sản, sinh học, hoá sinh.
6. Người lao động trực tiếp trong các cơ sở chế biến thuỷ sản phải đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khoẻ theo quy định và phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết.
Như vậy, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và đáp ứng các điều kiện sau thì mới được tham gia kinh doanh hoạt động chế biến thủy sản
- Điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Địa điểm: Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Nhà xưởng, trang thiết bị
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Trang thiết bị chính: Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
- Hệ thống phụ trợ
- Hệ thống xử lý chất thải: Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và cấp xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên xác nhận.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương.
- Đối với cơ sở chế biến thủy sản làm thực phẩm (theo quy định của Bộ Thủy sản) xây dựng mới, trước khi đưa vào hoạt động sản xuất 15 ngày, phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để được kiểm tra, công nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Cơ sở chế biến thủy sản phải tuân thủ Quy chế quản lý môi trường cơ sở môi trường, cơ sở chế biến thủy sản.
- Cơ sở chế biến thủy sản xây dựng mới phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó đưa ra các giải pháp xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) phù hợp với các tiêu chuẩn về môi trường và chế độ giám sát môi trường, báo cáo này phải được cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh phê duyệt.
- Đối với cơ sở chế biến thủy sản đang hoạt động phải bảo đảm tiêu chuẩn chất thải theo quy định tại các Tiêu chuẩn Việt Nam
- Căn cứ kiểm tra, cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là tại Điều 19 Luật An toàn Thực phẩm, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định về điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm
- Cơ sở chế biến thủy sản theo phương thức công nghiệp phải có ít nhất một cán bộ hoặc nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học về một trong các chuyên ngành công nghệ thực phẩm, chế biến thủy sản, sinh học, hóa sinh.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về điều kiện kinh doanh đối với hoạt động chế biến thủy sản, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.