• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện đối với sản xuất kinh doanh giống thủy sản ... Để doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh giống thủy sản thì doanh nghiệp cần đáp ứng ...

  • Điều kiện đối với sản xuất kinh doanh giống thủy sản
  • sản xuất kinh doanh giống thủy sản
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN

Kiến thức của bạn:

     Điều kiện đối với sản xuất kinh doanh giống thủy sản

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Điều 33, 34 Luật Thủy sản 2003
  • Điều 19 Pháp lệnh giống vật nuôi 2004
  • Điều 11 Nghị định 59/2005/NĐ-CP
  • Điều 1 Nghị định 14/2009/NĐ-CP
  • Chương II Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT
  • Thông tư 82/2009/TT-BNNPTNT
  • Thông tư 71/2011/TT-BNNPTNT

 Nội dung tư vấn      Điều 33 Luật Thủy sản quy định:

Điều 33. Giống thủy sản

1. Giống thủy sản để nuôi trồng, tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản phải bảo đảm chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ; phải bảo đảm sản xuất giống theo quy định của tiêu chuẩn ngành.

3. Giống thủy sản mới, giống thuỷ sản lần đầu đưa vào nuôi trồng phải được Bộ Thuỷ sản công nhận và cho phép đưa vào sản xuất, kinh doanh.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu giống thuỷ sản quý hiếm, tạo giống thuỷ sản mới; đầu tư xây dựng các trung tâm giống thuỷ sản quốc gia. Bộ Thuỷ sản phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra chất lượng giống thuỷ sản ở các cơ sở sản xuất giống.

     Để doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh giống thủy sản thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau: [caption id="attachment_17010" align="aligncenter" width="640"]Sản xuất kinh doanh giống thủy sản Sản xuất kinh doanh giống thủy sản[/caption]

  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về giống thủy sản hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch của địa phương hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
  • Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấy chứng nhận/chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thủy sản do cơ quan có chức năng cấp.
  • Có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập về. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống đáp ứng theo QCVN 02-15:2009/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 82/2009/TT-BNNPTNT; đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản sống – điều kiện vệ sinh thú y QCVN  01- 81:2011/BNNPTN ban hành kèm theo Thông tư 71/2011/TT-BNNPTNT.
  • Có bảng hiệu, địa chỉ rõ ràng.
  • Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo chất lượng giống thủy sản đã công bố; thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT.
  • Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản, nội dung ghi chép quy định tại mục A, Phụ lục 2 và lưu giữ hồ sơ tối thiểu là 03 năm. Đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản đã đăng ký áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương trở lên, thực hiện lập hồ sơ quản lý quá trình sản xuất giống theo tiêu chí quy định của quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và hướng dẫn của tổ chức có thẩm quyền đánh giá, chứng nhận.
  • Có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống: Hệ thống bể, ao ương, dưỡng giống thủy sản; nguồn nước sạch và hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; thiết bị, dụng cụ đảm bảo cho việc ương, dưỡng giống thủy sản.
  • Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi trong quá trình ương, dưỡng giống thủy sản, nội dung ghi chép quy định tại mục B, Phụ lục 2 và thực hiện lưu giữ hồ sơ tối thiểu là 02 năm.
  • Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trở lên.
  • Có đàn giống thủy sản đảm bảo chất lượng: giống thuần chủng hoặc giống đã được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc có phẩm cấp giống là kết quả của đề tài, dự án nghiên cứu/chọn tạo đã được công nhận cấp Bộ hoặc cấp nhà nước.
  • 12. Tổ chức, cá nhân trước khi sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực phải gửi văn bản thông báo đến Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, theo dõi và quản lý (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT).

     Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                                                                                       

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178