• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm... mặt hàng bạn định kinh doanh là thủy hải sản tươi sống nên phải có yêu cầu bảo quản thực phẩm

  • Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

  Câu hỏi của bạn:

     Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn luật sư giải đáp:

  1. Mở cửa hàng nhỏ tại nhà bán cá, mực tươi. Buôn bán nhỏ lẻ như vậy thì có cần xin giấy chứng nhận VSATTP hay không?
  2. Thủ tục để được cấp giấy chứng nhận kinh doanh với hình thức hộ kinh doanh cho trường hợp trên.

     Tôi xin chân thành cảm ơn!

19006500

    Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

  • Cơ sở pháp lý

     1. Luật Vệ sinh An toàn thực phẩm 2010

     2. Nghị định số 38/2012/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm.

    3. Thông tư 26/2012/TT-BYT Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ y tế.

    4. Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

  • Nội dung pháp lý

Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định:

Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

1. Thứ nhất, theo Điều 12 “Thông tư 38/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm 2010”

     “Điều 12. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  1. Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở), trừ các trường hợp sau:

     a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

     b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

     c) Bán hàng rong;

     d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.

     2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại Điều 62, 63, 64 của Luật an toàn thực phẩm và Nghị định này và quy định phương thức quản lý đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh tại Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này.

    Các trường hợp được miễn không cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong điều luật nêu trên được dẫn chiếu quy định tại Điều 9 "Thông tư 26/2012/TT- BYT quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ y tế:

     “Điều 9: Các  cơ sở thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận

    Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế bao gồm:

  1. Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.
  2. Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
  3. Cơ sở bán hàng rong.
  4. Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
  5. Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”

     Thứ hai, theo quy định tại Điều 24 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

     “1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

      a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;

      b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.

     Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống.”

     Từ những quy định của pháp luật trên cửa hàng kinh doanh của gia đình bạn không thuộc đối tượng được miễn trừ nêu trên và mặt hàng bạn định kinh doanh là thủy hải sản tươi sống nên phải có yêu cầu bảo quản thực phẩm sản phẩm đặc biệt. Do đó, cơ sở kinh doanh thực phẩm của bạn bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.

  1.  Thứ nhất, theo quy định tại “Chương VIII đăng ký hộ kinh doanh, Điều 66 Hộ kinh doanh” của Nghị định 78/2015 /NĐ- CP về Đăng ký doanh nghiệp:

     “Điều 66: Hộ kinh doanh

  1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
  3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký kinh doanh.”

     Thứ hai, theo quy định tại Điều 3 “Nghị định 39/2007/NĐ- CP quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh”

     “Điều 3. Giải thích từ ngữ

       Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

  1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

    a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

     b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

     c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

    d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

     đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

     e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

      2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”

     Việc kinh doanh của cửa hàng gia đình không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo nghị định 39/ 2007/NĐ- CP và là trường hợp thuộc Khoản 1, Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ- CP vì vậy, gia đình cần phải xin cấp giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh.

     Thứ ba, bạn vui lòng tham khảo Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                                                                                       

     Liên kết tham khảo:

 

 

     

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178