Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
15:41 19/07/2019
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?... Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật
- Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
- Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Kiến thức của bạn:
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Đầu tư 2014
Nội dung tư vấn Khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư 2014 quy định:
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế, Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á đã và đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, kể từ khi Luật Đầu tư 2014 ra đời đã là bước ngoặt mới, giảm thiểu các thủ tục hành chính và nhiều ưu đãi mới, các quy định của pháp luật được rõ ràng đem lại hiệu quả cao giúp các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
-
Hình thức đầu tư
1.1 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật
1.2 Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong vào công ty TNHH, công ty Hợp danh; mua cổ phần của công ty cổ phần; góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác ... Khi đầu tư theo hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế mà mình dự định đầu tư.
1.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
Hợp đồng PPP ( hợp đồng theo hình thức đối tác công tư) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
1.4 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
- Hợp đồng BCC là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
- Hợp đồng BCC được ký giữa các nhà đầu tư trong nước sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật dân sự. Đối với hợp đồng BCC được ký kết với nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi ký kết hợp đồng BCC.
- Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên tự thỏa thuận.
-
Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước Việt Nam
Khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, miễn hoặc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước hay được Nhà nước Việt Nam hỗ trợ tín dụng, tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh…
-
Đảm bảo thực hiện đầu tư
Nhà nước Việt Nam có những chính sách bảo đảm hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như:
- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
- Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản cà quy định khác của pháp luật liên quan
- Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản như: Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; Thu nhập từ hoạt động
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đầu tư miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng!.
Liên kết tham khảo: