Đã thôi quốc tịch Việt Nam thì có trở lại quốc tịch Việt Nam được không?
10:28 09/08/2024
Quốc tịch được hiểu là gì?, Đã thôi quốc tịch Việt Nam thì có trở lại quốc tịch Việt Nam được không? Khi trở lại quốc tịch Việt Nam có được giữ quốc tịch cũ không, điều kiện để được giữ quốc tịch cũ là gì khi vẫn giữ nguyên quốc tịch Việt Nam.
- Đã thôi quốc tịch Việt Nam thì có trở lại quốc tịch Việt Nam được không?
- đã thôi quốc tịch việt nam thì có trở lại quốc tịch việt nam được không
- Hỏi đáp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về quốc tịch: Thôi quốc tịch là gì, đã thôi quốc tịch Việt Nam thì có trở lại quốc tịch Việt Nam được không, xin trở lại quốc tịch Việt Nam có được giữ quốc tịch cũ... đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các quy định pháp luật về đã thôi quốc tịch việt nam thì có trở lại quốc tịch việt nam được không
1. Thôi quốc tịch là gì?
Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
Như vậy có thể hiểu, thôi quốc tịch là việc một người yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà mình đang mang quốc tịch cho phép họ được thôi quốc tịch. Trường hợp công dân Việt Nam làm đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu người xin thôi quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau thì chưa được thôi quốc tịch, theo khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định:
-
Trong quá trình thụ lý, xem xét giải quyết hồ sơ mà có văn bản của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ nợ hợp pháp về việc người đó còn nợ thuế, tiền, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền không thụ lý, không xem xét giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
-
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Đã thôi quốc tịch Việt Nam thì có trở lại quốc tịch Việt Nam được không?
Căn cứ theo Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 quy định các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:
Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Xin hồi hương về Việt Nam;
- Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
Người có công lao đặc biệt đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng thực sự vượt trội trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục, đã dành được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng và có cơ sở cho thấy việc người được nhập quốc tịch Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam.
- Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Theo đó việc lấy lại quốc tịch Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam và đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 23 Luật quốc tịch.
3. Xin trở lại quốc tịch Việt Nam có được giữ quốc tịch cũ?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định: " Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác."
Căn cứ Khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định:
Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết:
Điều 9. Trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:
1. Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
3. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
4. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.
5. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì được coi là trường hợp đặc biệt và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài
4. Hỏi đáp về đã thôi quốc tịch việt nam thì có trở lại quốc tịch việt nam được không
Câu hỏi 1.Trường hợp nào người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được phép xin thôi quốc tịch?
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Câu hỏi 2. Công dân trong trường hợp nào không được phép xin thôi quốc tịch Việt Nam?
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Câu hỏi 3.Trường hợp nào xin thôi quốc tịch Việt Nam được miễn thủ tục xác minh về nhân thân?
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Viêt Nam 2008 không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân, cụ thể:
- Người dưới 14 tuổi;
- Người sinh ra và định cư ở nước ngoài;
- Người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên;
- Người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình.
Bài viết liên quan:
Hỗ trợ về nội dung bài viết.
Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.
Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
+ Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi!