Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC hiện nay
11:35 14/07/2020
Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 được quy định cụ thể như sau:
- Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC hiện nay
- Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CƠ QUAN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QLHC
Câu hỏi của bạn về cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp:
Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC như sau:
1. Cơ sở pháp lý về cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC:
2. Nội dung tư vấn về cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC:
Điều 33 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính như sau:
2.1 Cơ quan giải quyết bồi thường ở trung ương bao gồm:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Tổng cục, cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
2.2 Cơ quan giải quyết bồi thường ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
Cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình. [caption id="attachment_132068" align="aligncenter" width="450"] Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC[/caption]
2.3 Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
2.4 Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
2.5 Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.
2.6 Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo.
2.7 Cơ quan ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức.
2.8 Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2.9. Các thiệt hại Nhà nước không bồi thường
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định một số thiệt hại Nhà nước không thực hiện đền bù, bồi thường, cụ thể bao gồm:
Điều 32. Các thiệt hại Nhà nước không bồi thường
1. Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép;
c) Thiệt hại xảy ra trong hoàn cảnh người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này.
2. Ngoài các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, trong hoạt động tố tụng hình sự, Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;
b) Thiệt hại xảy ra do người bị thiệt hại khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm;
c) Thiệt hại xảy ra do người có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu rõ ràng cấu thành tội phạm, bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố;
d) Thiệt hại xảy ra do người bị khởi tố, truy tố, xét xử đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử.
3. Ngoài các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Nhà nước không bồi thường thiệt hại xảy ra khi người thi hành công vụ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng yêu cầu của người yêu cầu mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Ngoài các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, trong hoạt động thi hành án dân sự, Nhà nước không bồi thường thiệt hại xảy ra khi người thi hành công vụ áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo đúng yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại. Người yêu cầu chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Như vậy, khi yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc đền bù, bồi thường của Nhà nước thì cần phải lưu ý đến các thiệt hại mà Nhà nước không thực hiện đền bù, bồi thường.
Bài viết tham khảo:
- Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình sự theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;
Để được tư vấn chi tiết về cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động QLHC quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.