• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm bao gồm các cơ quan nào? Các cơ quan nhà nước có liên quan cần làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm?

  • Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm theo quy định 2020
  • Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Câu hỏi của bạn về Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm:

Xin chào luật sư! Tôi có một số thắc mắc sau, mong luật sư giải đáp giúp tôi về cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Vậy cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong là cơ quan nào?

- Trong vụ việc công ty A bán ra ngoài thị trường những sản phẩm không đạt an toàn thực phẩm trách nhiệm chính thuộc cơ quan nào? Tại sao?

- Các cơ quan Nhà nước có liên quan cần làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm?   

 Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm như sau:

1. Cơ sở pháp lý về Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm

2. Nội dung tư vấn về Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm

     An toàn vệ sinh thực phẩm hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Những công ty chuyên cung cấp thực phẩm, chế biến thực phẩm và buôn bán thực phẩm cũng đều cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tối đa cho người dân. Trong một số trường hợp, một số công ty vi phạm các quy định hoặc những tiêu chuẩn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy những cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm là những cơ quan nào, Luật Toàn Quốc xin tư vấn cho bạn như sau:

     Luật an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010 quy định về Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại chương X, Mục I từ điều 61 đến điều 65. Quy định về Trách nhiệm quản lí nhà nước về an toàn thực phẩm của các cơ quan như: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các cấp. Cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật, bao gồm: [caption id="attachment_203925" align="aligncenter" width="577"] Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm[/caption]

2.1 Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm 

  • Thứ nhất trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Điều 61. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương

  • Thứ hai Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

1. Trách nhiệm chung:

a) Chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia, quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm;

b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

c) Yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm; d) Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;  

đ) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm;  

e) Thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác khi cần thiết

2. Trách nhiệm trong quản lý ngành:

a) Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;

b) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;

c) Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;

d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

  • Thứ ba Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

1. Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

2. Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối.

3. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và  rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

4. Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

5. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

  • Thứ tư Trách nhiệm của Bộ Công Thương

Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

1. Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

2. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

3. Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

4. Ban hành chính sách, quy hoạch về chợ, siêu thị, quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị.

5. Chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm.

6. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

  • Thứ năm Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp

Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn để bảo đảm việc quản lý được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm.

2. Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

3. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.

4. Bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

5. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng, ý thức của người tiêu dùng thực phẩm.

6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn  quản lý.

 Căn cứ vào các quy định trên về cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, chúng tôi xin trả lời các câu hỏi của bạn như sau:

     + Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm sẽ bao gồm các cơ quan như: Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân các cấp, tùy thuộc vào các lĩnh vực và phạm vi vi phạm thì các cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Ví dụ như Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

     + Thứ hai, Trong vụ việc công ty A bán ra ngoài thị trường những sản phẩm không đạt an toàn thực phẩm, thì cần xác định mức độ vi phạm về an toàn thực phẩm của công ty đó, thì mới xác định cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm. Bởi lẽ pháp luật chỉ quy định những cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xử lí các vi phạm về an toàn thực phẩm chứ không quy định chung là trách nhiệm sẽ thuộc về cơ quan nào nếu phát sinh các vấn đề có liên quan đến an toàn thực phẩm. Thực tiễn, việc công ty A bán ra ngoài thị trường những sản phẩm không đạt an toàn thực phẩm thì các cơ quan có liên quan đề xác định vi phạm và xử lí thường là: UBND, ban quản lí thị trường liên quan đến lĩnh vực thực phẩm, cơ quan y tế tại địa phương đó.....

     + Thứ ba, Các cơ quan nhà nước có liên quan cần làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm, thì tùy thuộc vào từng góc độ nghiên cứu sẽ có các quan điểm khác nhau, như dưới góc độ của các cơ quan nhà nước sẽ khác với quan điểm của các nhà làm luật hay các cá nhân. Theo quan điểm của chúng tôi, để đảm bảo an toàn thực phẩm thì các cơ quan nhà nước cần quy định rõ chức năng của từng cơ quan khi phát sinh các vi phạm, kiểm tra những cơ sở sản xuất trên thị trường. Đồng thời xử phạt nghiêm minh đến những cơ sở không tuân thủ quy định. cơ quan nhà nước cần tổ chức những buổi công bố chất lượng sản phẩm và kiểm tra nghiêm ngặt những buổi công bố này để đạt chất lượng tốt nhất..... [caption id="attachment_203926" align="aligncenter" width="513"] Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm[/caption]

   2.2. Các hình thức xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm 

     Theo quy định tại điều 2 nghị định 115/2018/NĐ-CP  xử phạt vi phạm hàng chính về an toàn thực phẩm quy định về Các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả 1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. 2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng; b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. 3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; .......
     Như vậy theo quy định trên thì các cơ sở, công ty kinh doanh dịch vụ sản xuất, buôn bán thực phẩm nếu vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt theo các hình thức như phạt tiền ( tùy theo mức độ vi phạm sẽ có mức phạt tiền khác nhau ), Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Đình chỉ hoạt động có thời hạn.....
     KẾT LUẬN: Trong trường hợp của bạn, để xác định các cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm thì có nhiều cơ quan khác nhau và mỗi cơ quan có các chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động riêng. Đối với công ty A, bán ra ngoài thị trường những sản phẩm không đạt an toàn thực phẩm tùy vào mức độ vi phạm, thì trách nhiệm xử lí của các cơ quan cũng khác nhau căn cứ vào các quy định của pháp luật cũng như các nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, thì cơ quan nhà nước có trách nhiệm quan trọng nhất, cần đưa ra các giải pháp tích cực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm dó.
Bài viết tham khảo:

   Để được tư vấn chi tiết về Cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên Viên: Trần Ngân

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178