• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Có được truy lĩnh trợ cấp xã hội cho người cao tuổi không? thời gian hưởng trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi ....

  • Có được truy lĩnh trợ cấp xã hội cho người cao tuổi không?
  • truy lĩnh trợ cấp xã hội cho người cao tuổi
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRUY LĨNH TRỢ CẤP XÃ HỘI CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Câu hỏi của bạn:

     Ba tôi sinh ngày 16/4/1937 (theo giấy khai sinh). Hiện đang hưởng chế độ thuôc đối tượng nhận bảo trợ  xã hội  và ngày 09/8/2017 tôi đã nhận được tiền trợ cấp xã hội cho ba tôi với số tiền của tháng 7 và tháng 8  là  680.000 đồng (Bằng chữ: Sáu trăm tám chục ngàn đồng) theo giấy ủy quyền của ba tôi ủy quyền cho tôi.  Còn các tháng về trước không có với lý do hồ sơ của ba tôi mới được xét duyệt.

     Vậy thời gian để tính là từ lúc có quyết định hay đủ 80 tuổi? ( đến nay ba tôi vẫn chưa nhận được quyết định). Nếu căn cứ vào độ tuổi vậy ba tôi có được truy lãnh không? Nếu làm đơn khiếu nại tôi có thể thay ba để đứng tên khiếu nại không? Và gửi đến cơ quan nào?

     Chân thành, mong sớm nhận được hồi âm!

Câu trả của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật người cao tuổi 2009
  • Nghị định 136/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn: 1. Xác định đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội

     Ngày 23 tháng 11 năm 2009 Quốc hội đã ban hành Luật người cao tuổi có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2010. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; Hội người cao tuổi Việt Nam.

     Theo quy định, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ sẽ được hưởng bảo trợ xã hội theo quy định tại khoản 5 điều 5 Nghị định 136/2013NĐ-CP. Đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội bao gồm ba nhóm đối tượng sau:

a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.”

     Từ đủ 80 tuổi tức là sẽ được tính chính xác ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh. [caption id="attachment_47469" align="aligncenter" width="378"]truy lĩnh trợ cấp xã hội cho người cao tuổi truy lĩnh trợ cấp xã hội cho người cao tuổi[/caption]

2. Có được truy lĩnh trợ cấp xã hội cho người cao tuổi không?

     Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng nên chúng tôi không thể xác định một cách chính xác bố của bạn thuộc đối tượng nào. Bạn có thể đối chiếu các quy định dưới đây để biết được mức hưởng bảo trợ xã hội hàng tháng của bố bạn là bao nhiêu.

     Người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại điều 5 Nghị định 136/2013NĐ-CP được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội theo quy định tại Khoản 1, điều 4 Nghị định 136/2013NĐ-CP là 270.000 (đồng) nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

  • Hệ số 1,5 đối với người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
  • Hệ số 2,0 đối với người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
  • Hệ số 1,0 đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a khoản 5 điều 5 Nghị định 136 mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
  • Hệ số 3,0 đối với đối người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng

     Điểm đ khoản 1 điều 8 Nghị định 136/2013 NĐ-CP quy định về thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng. Theo đó, thời gian hưởng trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của đối tượng khác, kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.

     Như vậy, thời gian hưởng trợ cấp xã hội của bố bạn là kể từ thời điểm bố bạn đủ 80 tuổi. Do đó, bạn có thể truy lĩnh trợ cấp xã hội cho bố bạn.

     Theo quy định tại điều 12 Luật khiếu nại thì: " Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên."

     Đối chiếu quy định trên, nếu vì lý do sức khỏe mà bố bạn không thể tự mình khiếu nại được thì có thể ủy quyền cho bạn. 

     Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Tuy nhiên, hiện tại bố bạn vẫn chưa nhận được quyết định nên bạn vẫn có thể làm đơn khiếu nại gửi lên UBND xã/ phường nơi đã từ chối yêu cầu của bố bạn, đồng thời bạn gửi lên Phòng Lao động thương binh và xã hội nơi bố bạn cư trú.

      Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về việc có được truy lĩnh trợ cấp xã hội cho người cao tuổi không. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178