• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam không? Hôn nhân đồng giới là vấn đề rất nhạy cảm và được cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam và trên toàn thế giới...

  • Có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam không?
  • Có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam 

Kiến thức cho bạn về có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam

     Có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam không?

Kiến thức của Luật sư về có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam

1. Căn cứ pháp lý về có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam

2. Nội dung tư vấn về có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam

2.1. Kết hôn đồng giới trên thế giới

      Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia công nhận người đồng tính và cho phép việc chuyển đổi giới tính. Về vấn đề kết hôn đồng giới thì hiện nay mới chỉ có 25 quốc gia trên thế giới công nhận. 

      Năm 2001, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép hôn nhân cùng giới và sau đó là một loạt các nước khác: Bỉ (2003), Tây Ban Nha (2005), Canada (2005), Nam Phi (2006), Na Uy (2009), Thụy Điển (2009), Bồ Đào Nha (2010), Argentina (2010), Mỹ (2010, 2015), Đan Mạch (2012), Anh và Xứ Wales (2013), Brazil (2013), Uruguay (2013), New Zealand (2013), Pháp (2013), Luxembourg (2014), Scotland (2014), Ireland (2015), Greenland (2015), Phần Lan (2015), Colombia (2016), Đức(2017), Malta (2017)...

      Ở nhiều nước (đặc biệt là các nước hồi giáo ở châu Phi, Tây Á và Nam Á), thậm chí hôn nhân cùng giới bị xã hội nhìn nhận như một thứ “bệnh hoạn” và bị ngăn cấm, trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên về bản chất, hôn nhân là một quyền tự nhiên của con người và thuộc phạm trù quyền con người, do vậy việc cấm đoán này được coi là sự giới hạn, thậm chí là sự vi phạm quyền con người.

      Vì vậy, phong trào đấu tranh ở nhiều mức độ khác nhau (trong đó có Việt Nam) đòi quyền kết hôn cùng giới diễn ra ở nhiều nơi, yêu cầu Nhà nước phải xem xét lại vấn đề xã hội này. Dự báo trong tương lai gần, vấn đề kết hôn cùng giới có xu hướng sẽ được mở rộng ở nhiều quốc gia. [caption id="attachment_120106" align="aligncenter" width="452"]Có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam không Có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam[/caption]

2.2. Có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam không?

    Hôn nhân đồng giới là vấn đề rất nhạy cảm và được cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam và trên toàn thế giới đặc biệt quan tâm. 

     Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học, đồng cảm, chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống. Những người cùng giới tính họ cũng mong ước giống như người bình thường đó là được chung sống trong một gia đình với người mình yêu, được quan tâm, chăm sóc, do đó dẫn đến tình trạng kết hôn giữa những người cùng giới tính.

     Trước đây, nếu theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì việc kết hôn giữa những người đồng giới bị cấm. Từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực, Quốc hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng khoản 2 Điều 8: “ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Không thừa nhận có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ - chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.

     Như vậy, theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm. Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng dưới con mắt pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng kí kết hôn với cơ quan nhà nước. Đồng thời mối quan hệ vợ chồng đó sẽ không được điều chỉnh bởi các chế định về hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình. 

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về có được kết hôn đồng giới ở Việt Nam, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178