• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Em muốn nhận con nuôi là cháu ruột của em. Em là cô ruột của bé. Em có về UBND xã để làm thủ tục xin nhận con nuôi nhưng họ không chấp nhận vì...

  • Cô có được nhận cháu ruột làm con nuôi
  • Cô có được nhận cháu ruột làm con nuôi
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Cô có được nhận cháu ruột làm con nuôi

Câu hỏi của bạn:

Chào luật sư

Em tên Lan em muốn nhờ luật sư tư vấn giúp trường hợp của em :

Em muốn nhận con nuôi là cháu ruột của em. Em là cô ruột của bé.

Em có về UBND xã để làm thủ tục xin nhận con nuôi nhưng họ không chấp nhận vì không đủ diều kiện hơn cháu em 20 tuổi. hiện tại em đang nằm chung khẩu với ba mẹ của em và cháu thì thuộc khẩu anh trai của em.

Em sinh năm 1995 và cháu sinh năm 2011. Nhưng em có tìm hiểu trên mạng và thấy trường hợp của em là cô thì không cần đòi hỏi 20 trở lên vậy em xin luật sư giải đáp giúp em.

Em cảm ơn luật sư.

Câu trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Luật nuôi con nuôi 2010

  [caption id="attachment_23046" align="aligncenter" width="450"] Cô có được nhận cháu ruột làm con nuôi







Cô có được nhận cháu ruột làm con nuôi[/caption]

Nội dung tư vấn:

     Việc công nhận hoặc không công nhận việc nuôi con nuôi trên cơ sở xem xét ý chí tự nguyện của các bên, thẩm tra các điều kiện cần thiết về phía người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, cũng như mục đích của việc nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi chỉ có giá trị pháp lý khi nó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo những trình tự, thủ tục quy định. Sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện qua việc tiến hành đăng kí nuôi con nuôi và ra quyết định công nhận nuôi con nuôi. Vì vậy trong quá trình thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi, các điều kiện của việc nuôi con nuôi phải được xem xét một cách đầy đủ và toàn diện. Nếu các bên không có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì cơ quan đăng ký có quyền từ chối việc đăng ký này.

  • Theo “Khoản 3, Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010” thì trường hợp của bạn là cô thì không cần hơn 20 tuổi mà chỉ cần bạn có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đạo đức tốt và bạn chứng minh được bạn là cô ruột đứa bé. Ngoài ra, bạn cần phải cần có sự đồng ý của người giám hộ của cháu bé tức là a trai của bạn, vì hiện tại cháu đang thuộc nhân khẩu của anh trai bạn
  • Thủ tục nhận con nuôi theo quy định tại Điều 17, 18, 19 Luật nuôi con nuôi. Cụ thể như sau:

     Thứ nhất, Thủ tục Ðăng ký nhận nuôi con nuôi:

"Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có: 1. Đơn xin nhận con nuôi; 2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; 3. Phiếu lý lịch tư pháp; 4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; 5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này."
     Như vậy, thủ tục nhận con nuôi gồm có:
  1. Ðơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với CB-CC, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú ( đối với nhân dân) của người nhận nuôi.
  2. Cam kết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ. Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
  3. Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .
  4. Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)
  5. Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.
  6. Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
  7. Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

     Thứ hai, Nơi nộp hồ sơ:

     Đăng ký tại UBND Phường nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

     
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178