Chuyển nhượng cổ phần và chia cổ tức trong công ty cổ phần
22:38 03/09/2017
Chuyển nhượng cổ phần và chia cổ tức trong công ty cổ phần ... có nghĩa là nếu công ty đã phát hành cổ phần ưu đãi, thì việc trả cổ tức ưu đãi như vây là ...
- Chuyển nhượng cổ phần và chia cổ tức trong công ty cổ phần
- chia cổ tức trong công ty cổ phần
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN VÀ CHIA CỔ TỨC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Câu hỏi của bạn:
Tôi xin hỏi luật sư một việc như sau: Chúng tôi có 4 cổ đông thành lập một công ty cổ phần: một cổ đông chiếm 28%, một cổ đông chiếm 32%, hai cổ đông mỗi cổ đông chiếm 20%. Vừa rồi đại hội cổ đông thì cổ đông chiếm 32% kết hợp với một cổ đông chiếm 20% (tổng 52%) và ủy quyển cho nhau để mỗi cổ đông chiếm 26% để cả hai cùng vào Hội đồng quản trị cùng với cổ đông 28%. Sau khi vào thì hai cổ đông kia kết hợp với nhau để xây dựng quy chế (bỏ phiếu trong hội đồng quản trị thì hai cổ đông kia chiếm 2/3 phiếu) bằng cách chia lương cao, giảm lợi nhuận bằng không để không chia cổ tức. Tôi xin hỏi làm như vậy thì hai cổ đông kia có vi phạm luật không? Có cách nào để hai cổ đông 28% kết hợp với cổ đông 20% còn lại để kiểm soát sự chiếm dụng của hai cổ đông có tổng 52% không?
Xin cảm ơn câu trả lời của Luật sư.
Câu trả lời của luật sư chia cổ tức trong công ty cổ phần
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn :
-
Quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông phổ thông
Công ty của bạn là công ty cổ phần do 4 cổ đông thành lập, mỗi người sở hữu trên một cổ phần của công ty, nên nếu 4 cổ đông ấy ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần thì được coi là cổ đông sáng lập.
Theo quy định tại điều 114 và điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014, cổ đông phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Tuy nhiên, đối với cổ đông sáng lập, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Như vậy, nếu trong điều lệ công ty của bạn không có quy định khác về việc chuyển nhượng cổ phần, thì việc cổ đông nắm giữ 32% cổ phần với cổ đông nắm giữ 20% cổ phần kết hợp với nhau để chuyển nhượng cổ phần để sau đó mỗi cổ đông nắm giữ 26% cổ phần là hoàn toàn hợp pháp vì cả hai cổ đông này đều là cổ đông sáng lập của công ty nên việc chuyển nhượng này không cần có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
-
Quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị
Cũng theo quy định tại khoản 2 điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị.
Như vậy, nếu hai cổ đông nắm giữ 32% và 20% cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty thì họ có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị nên việc họ tự để cử bản thân để tham gia vào Hội đồng quản trị là hợp pháp. [caption id="attachment_50166" align="aligncenter" width="358"] Chia cổ tức trong công ty cổ phần[/caption]
-
Chia cổ tức trong công ty cổ phần
Theo quy định tại điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014, Đại hội cổ đông có quyền thông qua định hướng phát triển công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty và các quyền khác theo quy định của Điều lệ công ty. Các quyết định này được thông qua tại Đại hội cổ đông bằng hình thức biểu quyết.
Để thông qua việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty, phải có ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành ( tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định )
- Nếu trong cuộc họp đại hội cổ đông, với tổng số biểu quyết của các cổ đông tham gia họp là 100%, hai cổ đông muốn xây dựng lại quy chế bằng cách chia lương cao, giảm lợi nhuận bằng không để không chia cổ tức chỉ chiếm 52% (vì tổng số cổ phần của họ là 52%) nên nếu các cổ đông khác không đồng ý thông qua thì quyết định thay đổi quy chế đó sẽ không được thông qua.
- Còn nếu trong cuộc họp đại hội cổ đông, nếu quy chế chia lương cao, giảm lợi nhuận bằng không để không chia cổ tức của hai cổ đông kia muốn xây dựng nhận được lớn hơn hoặc bằng 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp thì kể cả những cổ đông khác không tán thành thì quyết định thay đổi quy chế đó vẫn đủ điều kiện để được thông qua.
Tuy nhiên, điều 132 Luật Doanh nghiệp quy định về việc chia cổ tức trong công ty cổ phần:
Cổ tức được trả cho cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông.
- Đối với cổ phần phổ thông, việc trả cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế và tài chính của công ty.
- Còn đối với cổ phần ưu đãi, cổ tức được trả hằng năm, cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế và tài chính của công ty.
Như vậy có nghĩa là nếu công ty đã phát hành cổ phần ưu đãi, thì việc trả cổ tức ưu đãi là bắt buộc.
Vậy nên việc quyết định xây dựng lại quy chế công ty bằng cách chia lương cao, giảm lợi nhuận bằng không để không chia cổ tức là trái pháp luật.
Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn về việc chia cổ tức trong công ty cổ phần nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email:[email protected]
Liên kết tham khảo
- Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
- Tư vấn thành lập công ty trọn gói
- Luật sư tư vấn quản lý doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn làm Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội
- Chi phí dịch vụ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh
- Thủ tục công bố hợp quy thực phẩm theo quy định mới nhất