• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

nhóm Q.P T cùng nhau tổ chức trộm cắp tài sản là 7 chiếc xe máy của công ty K... như vậy Q, P, T phạm tội theo điều khoản nào?...

  • Tổ chức trộm cắp tài sản sẽ bị xử lý theo điều khoản nào BLHS
  • Tổ chức trộm cắp tài sản
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỔ CHỨC TRỘM CẮP TÀI SẢN SẼ BỊ XỬ LÝ THEO ĐIỀU KHOẢN NÀO BLHS

Câu hỏi của bạn:

          Sau khi Q lập kế hoạch trộm cắp xe máy của công ty K thì Q rủ rê P, T và V cùng trộm cắp xe máy. Sau khi P, T và V đồng ý Q đã chủ động bàn bạc về kế hoạch trộm cắp. Q có nhiệm vụ chuẩn bị các dụng cụ phá khoá cửa và theo dõi, chỉ huy hoạt động trộm cắp, Q phân công P thực hiện việc phá khoá, phân công T dắt xe máy ra và phân công V đưa xe máy đến nơi cất giấu mà Q đã chuẩn bị sẵn. Q, P, T và V trộm cắp đến lần thứ ba với tổng cộng là 7 chiếc xe máy thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Vậy Q, P, T và V phạm tội gì và theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự?

Câu trả lời của luật sư:

          Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:  Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn     Điều 8 BLHS 2015 quy định:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Điều 173. Bộ luật tố tụng hình sự:

Tội trộm cắp tài sản

  1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

       Theo quy định trên, Q, P, T và V đã phạm tội trộm cắp tài sản tùy theo tính chất và giá trị tài sản của 7 chiếc xe máy mà thì Q, P, T, V phạm tội thuộc các khoản khác nhau;

  •  Trường hợp 1: giá trị của 7 chiếc xe máy đó mà có giá trị dưới 200.000.000 đồng cộng với tình tiết định khung tăng nặng “có tổ chức” được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015. Bởi vì Q, P, T và V cố ý cùng thực hiện tội trộm cắp tài sản (trộm cắp xe máy) mà giữa họ có sự cấu kết chặt chẽ để thực hiện tội phạm (có sự bàn bạc, chuẩn bị chu đáo, vạch chương trình kế hoạch phạm tội, phân công vai trò, vị trí của từng người), trong đó Q là người tổ chức, P, T và V là những người thực hành.
  • Trường hợp 2: Nếu giá trị của 7 chiếc xe máy đó mà có giá trị từ 200.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng thì Q, P, T, V phạm tội thuộc khoản 3;
  • Trường hợp 3:  Nếu giá trị của 7 chiếc xe máy đó mà có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên thì  Q, P, T, V phạm tội thuộc khoản 4.

TRONG ĐÓ:

          Q là người tổ chức bởi vì Q là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc trộm cắp xe máy, Q khởi xướng việc phạm tội, vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng như kế hoạch che giấu tội phạm, phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác (P, T và V) thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

          P, T và V là những người thực hành vì là những người trực tiếp lén lút trộm cắp xe máy, trực tiếp phá khoá cửa, trực tiếp đưa xe máy đến nơi cất giấu.

      Để được tư vấn chi tiết về Tổ chức trộm cắp tài sản , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178