• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định

  • Chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên trong hộ khẩu
  • Chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên

Câu hỏi về chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên thành viên trong hộ khẩu có vi phạm pháp luật không, nếu có thì bị phạt thế nào

Câu trả lời về chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên như sau:

1. Cơ sở pháp lý về chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên

2. Nội dung tư vấn về chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc là: “Chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên trong hộ khẩu bị phạt thế nào?”. Với nội dung câu hỏi trên, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản pháp lý liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Quyền của chủ hộ theo quy định của pháp luật hiện hành

Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định về sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình như sau:

Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có ng­ười từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đ­ược cử một ng­ười trong hộ làm chủ hộ.

...................

3. Ng­ười không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và đ­ược chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì đ­ược nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.

     Chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên Chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên

     Theo quy định trên, thì người đứng tên làm chủ hộ trong sổ hộ khẩu là do gia đình thoả thuận và cử ra một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định trên, người này sẽ có các quyền đại diện hộ gia đình đó thực hiện các quyền của hộ dân như tham gia ý kiến, hoạt động tổ dân phố, các hoạt động khác của địa phương, thực hiện các yêu cầu hay nghĩa vụ đối với nhà nước hay của địa phương giao phó cho nhân dân, quản lý về mặt nhân khẩu, khai báo với cơ quan quản lý nói chung. Do vậy có thể kết luận, chủ hộ sẽ không có quyền tự ý cắt khẩu của các thành viên trong hộ gia đình 

2.2. Chủ hộ tự ý cắt khẩu thành viên trong hộ khẩu bị phạt thế nào?

     Theo quy định tại khoản 1, điều 8, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính hành vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:

Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

...............................

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm a, b, c Khoản 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm a Khoản 3 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu quy định tại Điểm e, g Khoản 3 Điều này.”

     Như vậy theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 nghị định 167/2013 thì hành vi tự ý cắt khẩu của thành viên trong hộ khẩu có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

    Để được tư vấn chi tiết về Chủ hộ tự ý cắt khẩu của thành viên, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: An Dương  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178