Chồng giữ giấy tờ vợ có ly hôn được không?
14:30 16/10/2023
Chồng giữ giấy tờ vợ có ly hôn được không? Vợ cần thu thập giấy tờ còn thiếu như thế nào để có thể giải quyết ly hôn
- Chồng giữ giấy tờ vợ có ly hôn được không?
- Chồng giữ giấy tờ vợ có ly hôn được không
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bạn đang tìm hiểu những quy định pháp luật về vấn đề: Ly hôn đơn phương, thủ tục ly hôn đơn phương, muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ thì phải làm sao? Đó là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc về chồng giữ giấy tờ vợ có ly hôn được không theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Ly hôn là gì?
Căn cứ khoản14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn được định nghĩa như sau: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
- Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
- Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Như vậy, Ly hôn dược định nghĩa tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 theo đó ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
2. Hồ sơ giải quyết ly hôn
Người có mong muốn đơn phương ly hôn cần chuẩn bị các hồ ,sơ sau:
- Đơn xin ly hôn đơn phương
- Bản sao công chứng CMND/CCCD
- Bản sao giấy khai sinh của con
- Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- Bản sao giấy tờ chứng minh về tài sản chung yêu cầu phân chia khi ly hôn
3. Chồng giữ giấy tờ vợ có ly hôn được không?
Trường hợp của bạn chồng bạn giữ giấy tờ mà không đưa cho bạn tức là chồng bạn đang muốn gây khó khăn cho việc bạn giải quyết ly hôn. Tuy nhiên nếu một trong 2 bên không đồng ý bạn vẫn hoàn toàn có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương. Trường hợp chồng bạn không đưa giấy tờ gốc cho bạn thì bạn cố gắng thu thập giấy tờ bằng hình thức sau:
- Về giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Bạn có thể đến UBND xã/phường nơi bạn và chồng đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại.
- Về giấy khai sinh của các con: Bạn có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đã đăng ký khai sinh để trích lục giấy khai sinh của con
- Về giấy xác nhân thông tin cư trú của chồng: Bạn có thể đến trực tiếp tại cơ quan công an xã/phường nơi chồng cư trú để làm thủ tục xin xác nhận thông tin cư trú.
Do vậy, trường hợp chồng bạn giữ giấy tờ gốc không đưa cho bạn thì bạn vẫn có thể thu thập tài liệu và có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương tại cơ quan tòa án có thẩm quyền.
4. Thủ tục ly hôn đơn phương trong trường hợp chồng không đồng ý
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện ly hôn
Vợ (nguyên đơn) nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng) đang cư trú, làm việc.
Lưu ý: nếu chồng hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì phải nộp đơn tại tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Thông báo thụ lý giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án
Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án (Nếu tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh).
Bước 4: Thụ lý tiến hành giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung
Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.
Thời hạn xét xử của Tòa án là từ 3 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cư trú của vợ hoặc chồng.
5. Hỏi đáp về Chồng giữ giấy tờ vợ có ly hôn được không
Câu 1. Ly hôn đơn phương thì các đương sự có thể vắng mặt không?
Thủ tục ly hôn đơn phương không thể ủy quyền cho người khác, khi một trong các bên trong vụ án ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ giải quyết theo một trong các trường hợp như sau:
- Người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
- Có người đại diện tham gia phiên tòa.
- Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Theo đó, nếu người bị ly hôn vắng mặt lần đầu thì Tòa án sẽ hoãn nhưng nếu vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt. Nếu người yêu cầu ly hôn (tức nguyên đơn) vắng mặt sau hai lần triệu tập thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương.
Câu 2. Ai có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn?
Theo quy định tại Điều 219, Bộ luật TTDS 2015:
- Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn
- Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn
Câu 3. Giải quyết ly hôn đơn phương tại đâu?
Theo Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền tiếp nhận đơn ly hôn và giải quyết xin ly hôn đơn phương của người Việt Nam. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền tiếp nhận đơn ly hôn và giải quyết xin ly hôn đơn phương của người Việt Nam với người nước ngoài hoặc việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, bạn cần xác định nơi cư trú của đối phương, từ đó xác định thẩm quyền Tòa án có quyền giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương cho bạn.
Bài viết liên quan:
- Đang làm thủ tục ly hôn mà bị chồng bạo hành thì có được khởi kiện hay không?
- Sau khi ly hôn bao lâu thì được kết hôn lại?
- Dich vụ xin cấp bản sao đăng ký kết hôn
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề Chồng giữ giấy tờ vợ có ly hôn được không, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Thu Phương