Chồng đe dọa không cho phân chia tài sản chung giải quyết thế nào?
15:24 02/07/2019
Chồng đe dọa không cho phân chia tài sản chung giải quyết thế nào? Hành vi đe dọa được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: qua điện thoại, lời nói,...
- Chồng đe dọa không cho phân chia tài sản chung giải quyết thế nào?
- Chồng đe dọa không cho phân chia tài sản chung
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHỒNG ĐE DỌA KHÔNG CHO PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư,
Tôi đơn phương xin ly hôn, chồng tôi hăm dọa "Tao không bao giờ ra tòa, mày cứ giải quyết một mình nhưng nếu đụng vào tài sản đất đai tao giết". Vậy tôi hỏi:
- Tôi phải làm gì để bảo vệ bản thân trong thời gian này
- Chồng tôi vắng mặt không lý do thì trong bao lâu tòa giải quyết xong li hôn
- Chồng tôi vắng mặt thì việc chia tài sản có giải quyết được không và trong bao lâu? (tài sản chồng tôi làm ra sau hôn nhân)
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn:
1. Chồng đe dọa giết không cho phân chia tài sản chung
Tại Điều 103 Bộ luật hình sự có quy định về tội “đe dọa giết người”. Theo đó, “1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”
Hành vi đe dọa được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: qua điện thoại, lời nói, thư từ hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…).
Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Như vậy, trường hợp nếu chồng bạn nhiều lần nhắn tin, nói đe dọa giết bạn chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn hoặc lời nói có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin hoặc lời nói phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Tuy nhiên việc chứng minh trên là hoàn toàn khó khăn. Do đó, để bảo vệ bản thân cũng như làm giảm bớt căng thẳng gia đình. Tốt hơn hết, trong thời gian này bạn nên cách ly chồng bạn.
2. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương khi bị đơn vắng mặt
Sau khi thụ lý đơn lý hôn đơn phương thì Tòa án sẽ thông báo cho bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, bạn phải đi nộp tiền tạm ứng án phí cho chi cục thi hành án dân sự cấp huyện và nộp lại biên lai cho Tòa án.
*Mức án phí sơ thẩm: (điểm a,b, khoản 2 điều 11, Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án)
- Trường hợp đơn phương ly hôn: người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng.
Trường hợp nếu vợ chồng bạn có tranh chấp về tài sản thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng thì bạn còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp tương ứng với giá trị phần tài sản mà bạn được chia.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau để hiểu rõ hơn về tiền tạm ứng án phí khi có tranh chấp về tài sản:
Án phí khi chia tài sản ly hôn được quy định như thế nào
[caption id="attachment_13596" align="aligncenter" width="309"] Chồng đe dọa không cho phân chia tài sản chung[/caption]
a. Thời gian chuẩn bị xét xử và hòa giải:
Điểm a, khoản 1, điều 203, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử như sau: “ Đối với những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì thời hạn là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.”
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để hai vợ chồng bạn thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu chồng bạn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như hòa giải không thành và sẽ đưa vụ án ra xét xử.
b. Thời gian mở phiên tòa xét xử
- Thời hạn mở phiên tòa: Từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử ((khoản 4, điều 203, Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Khi đưa vụ án ra xét xử các đương sự có quyền và nghĩa vụ phải tham gia phiên toà và phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của toà án trong thời gian giải quyết vụ án.Trường hợp, đương sự được triệu tập mà vắng mặt thì Tòa án sẽ xử lý như sau:
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, nếu chồng bạn không đến thì Tòa án sẽ thông báo hoãn phiên tòa, trừ trường hợp chồng bạn có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt. Thời gian hoãn phiên tòa là không quá 1 tháng.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, chồng bạn vẫn không tới nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết ly hôn cho bạn và vắng mặt chồng bạn.
3. Bị đơn vắng mặt thì tài sản có giải quyết được không?
Trường hợp chồng bạn vắng mặt, thì tòa án vẫn sẽ giải quyết tranh chấp về tài sản chung của hai vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được tòa án giải quyết theo nguyên tắc tại điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
Sau khi có bản án, quyết định của Tòa án về việc ly hôn và phân chia tài sản. Nếu chồng bạn không thực hiện, bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự nơi có đất yêu cầu chồng bạn thực hiện bản án, quyết định của Tòa án.
Trường hợp nếu hết thời gian tự nguyện thi hành án mà chồng bạn vẫn không thực hiện thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178
- Thủ tục ly hôn đơn phương
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tư vấn tranh chấp hôn nhân gia đình
- Tư vấn ly hôn miễn phí 1900. 6500
- Chia tài sản khi ly hôn
- Thời hạn giải quyết ly hôn
- Thẩm quyền giải quyết ly hôn