Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020
17:15 06/12/2019
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?...Các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại...Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020....
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020
Câu hỏi của bạn về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020:
Xin chào luật sư!
Tôi muốn hỏi về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020 hiện nay được quy định như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi
Xin cảm ơn luật sư!
Câu trả lời của luật sư về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020 như sau:
1. Cơ sở pháp lý về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020
- Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
2. Nội dung tư vấn về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020
Theo số liệu điều tra kinh tế năm 2019, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 95% trên tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây cũng là bộ phận chiếm vai trò quan trọng phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Vậy, cách xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ như thế nào đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi bước sang năm 2020? Hiện nay, luâật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang có hiệu lực cùng với nghị định 39/2018/NĐ-CP đã quy định về vấn đề này như sau:
2.1. Cách xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định dựa trên các tiêu chí quy định tại điều 4 luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, cụ thể như sau:
Điều 4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ theo quy định trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân chia thành 3 loại đó là: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Hiện nay, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ lệ lớn nhất và không ngừng gia tăng do thực tế xuất phát từ việc đất nước ta có một thời gian dài trải qua chiến tranh, đổi mới phát triển. Do đó, các điều kiện về nguồn nhân lực, vốn, khoa học kỹ thuật,... còn nhiều hạn chế, năng suất chất lượng nền kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp nhỏ và vừa dần hội nhập với quốc tế và trở thành doanh nghiệp lớn trong tương lai. [caption id="attachment_185226" align="aligncenter" width="400"] Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020[/caption]
2.2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, giúp ổn định thị trường, Làm cho nền kinh tế năng động do dễ điều chỉnh và Là trụ cột của kinh tế địa phương. Tuy nhiên, với quy mô nhỏ về mọi mặt sẽ dễ khiến bộ phận doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, Nhà nước đã có những chính sách được luật hóa để hỗ trợ tối đa giúp tận dụng tiềm lực sẵn có trong bộ phận này.
Chúng ta đã dành cả chương II luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương III, chương IV của nghị định 39/2018/NĐ-CP để quy định về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, phải kể đến các chính sách nổi bật sau:
- Hỗ trợ tiếp cận tín dụng:
+ Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Hỗ trợ thuế, kế toán:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.
- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất:
+ Được bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
+ Được hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn. Thời gian hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng. Việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện thông qua việc bù giá cho nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp để giảm giá cho thuê mặt bằng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số tiền bù giá được trừ vào số tiền thuê đất hoặc được hỗ trợ từ ngân sách địa phương.
+ Việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất quy định tại Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn nhà nước.
- Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung:
+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập theo hình thức đối tác công tư cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung. Theo đó, Các cơ sở này được hỗ trợ như sau:
- Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Hỗ trợ mở rộng thị trường:
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập chuỗi phân phối sản phẩm theo hình thức đối tác công tư. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập chuỗi phân phối sản phẩm.
+ Doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được hưởng các hỗ trợ sau đây:
- Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý
+ Các thông tin sau đây được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:
- Thông tin về kế hoạch, chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Thông tin chỉ dẫn kinh doanh; thông tin về tín dụng, thị trường, sản phẩm, công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp;
- Các thông tin khác theo nhu cầu của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.
+ Được hỗ trợ pháp lý trong các nội dung sau:
- Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật.
- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
+ Được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Nhà nước tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.
Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và nhiều chính sách hỗ trợ khác được quy định cụ thể trong nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn về luật doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.
Kết luận: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ khác nhau luôn giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như: Giúp ổn định nền kinh tế, năng động, làm trụ cột cho kinh tế địa phương...Do đó, phần lớn các quốc gia đều có những chính sách riêng để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp họ từng bước phát triển trên thị trường, trong đó có Việt Nam.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Văn Chung