• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật: người khuyết tật có quyền được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe,

  • Chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật
  • chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Người khuyết tật là nhóm đối tượng đặc biệt, do những khiếm khuyết của cơ thể nên gặp phải những khó khăn đáng kể trong việc thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, xã hội đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đối với nhóm đối tượng người khuyết tật, nhằm tạo ra môi trường bình đẳng với những người bình thường và tạo cơ hội cho người khuyết tật có một cuộc sống bình thường như mọi người khác, không phải chịu cảnh miệt thị, phân biệt đối xử. Việc chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật cũng được quan tâm chú ý nhiều hơn. Vậy chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên.

Cơ sở pháp lý

  • Luật người khuyết tật 2010

Nội dung tư vấn

     Như những công dân bình thường khác, người khuyết tật có quyền được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, được khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được tham gia và hưởng bảo hiểm y tế như mọi công dân khác trong xã hội.

1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú

     Điều 21 Luật người khuyết tật 2010 quy định việc chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật như sau:

“1. Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:

a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;

b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;

c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.

2. Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.”

     Như vậy, theo quy định trên thì người khuyết tật có quyền được tuyên truyền và tham gia tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe tại cộng đồng, tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng, được tham gia công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, được vận động, hướng dẫn nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng chữa một số chứng bệnh thông thường, được nhân viên y tế cơ sở sơ cứu ban đầu, chăm sóc bệnh thông thường và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

2. Khám bệnh, chữa bệnh

     Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định: “Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận”. “Chữa bệnh được hiểu là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh”.

     Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp. Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

     Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.

     Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

     Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.

3. Phục hồi chức năng

     Phục hồi chức năng là dùng các biện pháp y học, xã hội học…làm giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật, tạo cho người khuyết tật có cơ hội để hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động trong gia đình và xã hội, có cuộc sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh của họ.

     Theo quy định của pháp luật về người khuyết tật, cụ thể tại Điều 24 và Điều 25 Luật người khuyết tật 2010 quy định nội dung phục hồi chức năng người khuyết tật bao gồm: Phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

3.1. Phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng.

     Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng là cơ sở cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật. 

     Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bao gồm:

  • Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng;
  • Trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng;
  • Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng;
  • Khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bộ phận phục hồi chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội;

     Việc thành lập và hoạt động của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

     Nhà nước bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đối với cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng công lập.

3.2. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

     Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là biện pháp thực hiện tại cộng đồng nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kỹ năng phục hồi và thái độ tích cực đến người khuyết tật, gia đình của họ và cộng đồng nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội và hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật.

     Người tàn tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng theo kỹ thuật phù hợp. Hình thức này có tính xã hội hóa cao, người tàn tật, gia đình người tàn tật, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đều tham gia. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.      Bài viết tham khảo:

     Liên hệ Luật sư tư vấn về Chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật

  • Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

        Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178