• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

  • Cách ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

                                   Ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ

Câu hỏi về cách ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ.

     Trong đời sống hôn nhân, khi cả vợ và chồng không còn sự đồng cảm với nhau, mục đích của hôn nhân không đạt được và cảm thấy không còn muốn gắn bó với nhau nữa, người ta thường nghi đến việc ly hôn. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp khá phổ biến hiện nay đó là khi một bên muốn ly hôn, bên còn lại vì lí do nào đó mà vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ. Vậy trong trường hợp này làm thế nào để yêu cầu ly hôn của người yêu cầu vẫn có thể được giải quyết khi bên còn lại không chịu đưa giấy tờ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách ly hôn hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ.

Câu trả lời về cách ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ.

 1. Căn cứ pháp lý ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ.

     Ly hôn theo yêu cầu một bên về bản chất ở đây là vụ án dân sự do có sự tranh chấp về sự muốn và không muốn sự kiện ly hôn diễn ra cho nên về căn cứ ly hôn và thủ tục được thực hiện theo thủ tục khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án. Theo Điều 56 Luật HN-GĐ 2015. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

     "Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứvề việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được." Như vậy quyền yêu cầu ly hôn là khi vợ hoặc chồng muốn ly hôn thì đều có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên trước khi Tòa án giải quyết thì Tòa án phải xem xét hồ sơ có đủ điều kiện ly hôn hay không 

          Hồ sơ Ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ :

  • Đơn xin ly hôn theo yêu cầu của một bên (theo nội dung trên)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng (bản sao chứng thực);

Và một số giấy tờ khác nếu có để thuận tiện cho các hậu quả pháp lý xảy ra khi tòa thụ lý giải quyết ly hôn như chia tài sản, quyền nuôi con,… gồm:

  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (nếu có) như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực).

Địa điểm nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi chồng/ Vợ (bên kia) cư trú, hoặc làm việc. [caption id="attachment_128711" align="aligncenter" width="600"] ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ[/caption]

2. Cách thu thập hồ sơ ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ.

          Và vấn đề ở đây đặt ra là phía bên kia lại không muốn ly hôn, hơn thế nữa là còn tìm cách ngăn cản việc ly hôn đơn phương của bạn bằng cách giữ các giấy tờ quan trọng trong hồ sơ gửi lên Tòa án để thụ lý giải quyết ly hôn như sổ hộ khẩu, cmnd, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này bản phải làm gì để có thể ly hôn, và làm thế nào để lấy được chứng minh nhân dân và hộ khẩu của vợ và chồng.

          Cho nên để có được đầy đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết chúng tôi xin đưa ra một số hướng giải quyết sau:

          Theo Khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015 quy định:

          “5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.”

          Một là: Đối với giấy đăng ký kết hôn bị mất hoặc bị bên kia cố tình giữ thì bạn có thể đến cơ quan hộ tịch khai báo về việc mất giấy đăng ký kết hôn và xin cấp bản sao trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch (cụ thể ở đây là sự kiện kết hôn).

          Thủ tục xin cấp bản sao trích lục hộ tịch:

          Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP Quy định:

          “1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân”.

          Hai là: Đối với sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của bên kia để có thể có được giấy tờ này thì đầu tiên bạn phải xác định được nơi bên kia đang ở:

           Trong trường hợp này bạn phải nghĩ thật lỹ lại xem những nơi nào sẽ lưu giữ chứng minh nhân dân và hộ khẩu của hai vợ chồng thì mình sẽ quay lại nơi đó để xin bản photo ví dụ như: UBND nơi hai vợ chồng đã đăng ký kết hôn hoặc nơi con nhập học, hoặc bệnh viện v....v. Thường các nơi này họ sẽ lưu giữ CMND của vợ chồng bạn, còn vấn đề hộ khẩu thì chưa chắc, nếu bạn chưa lấy được hộ khẩu thì bạn có thể áp dụng phương pháp sau.

          Trường hợp 1: Nơi bên kia ở đã đăng ký tạm trú, bạn có thể đến Công an xã, phường, thị trấn nơi bên kia tạm trú để xin xác nhận thường trú của bên kia.

          Trường hợp 2: Nơi bên kia ở chưa đăng ký tạm trú thì bạn đến Công an xã, phường, thị trấn nơi bên kia tạm trú khai báo, đề nghị bên kia phải đăng ký tạm trú và tiếp tục làm như trường hợp một khi bên kia đã đăng ký tạm trú.

          Để có thể thực hiện được hai trường hợp này thì tương đối là khó vì các thông tin ở đây liên quan trược tiếp đến cá nhân người bị kiện cho nên bạn phải cung cấp lý do cần thiết đủ để thuyết phục cơ quan công an giao giấy tờ cá nhân của phía bên kia.

3. Cách giải quyết ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ.     

     Nếu như bạn không thể xin được hộ khẩu thường trú của chồng thì sẽ có một trong 02 cách có thể giúp bạn giải quyết được ly hôn như sau.

     Thứ nhất: Nếu bạn biết chắc chắn rằng hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại của người chồng vẫn là một giả sử, người chồng đăng kí hộ khẩu thường trú ở quận Cầu Giấy và vẫn đang sinh sống ở quận Cầu Giấy. Trong trường hợp này có thể giải quyết luôn yêu cầu ly hôn của bạn tại Tòa án nơi người chồng có hộ khẩu thường trú vì người chồng vẫn ở đây. Vấn đề đặt ra là làm sao để toàn án Cầu Giấy thụ lý khi không có chứng minh nhân dân và hộ khẩu, trường hợp này bạn cần nộp toàn bộ hồ sơ mà bạn có qua đường bưu điện, sau đó Tòa án sẽ gọi bạn nên để bổ sung hồ sơ cụ thể là hộ khẩu hoặc xác nhận tạm trú của chồng bạn, khi đó bạn sẽ được gặp trực tiếp phái Tòa Án, việc của bạn lúc này là chuẩn bị, sắp xếp lại câu chuyện hôn nhân của mình để tâm sự lại cho Tòa án biết, làm sao khiến họ đồng cảm và giúp mình thu thập nốt giấy tờ con lại (lưu ý: không phải chỉ dùng câu chuyện là họ sẽ trợ giúp mình đâu nhé, đó chỉ là 1 phần thôi) theo quy định tại khoản 2 điều 106 Bộ luật TTDS, đương sự có thể yêu cầu đề nghị ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ. 

Do đó bạn có thể đề nghị Tòa án hỗ trợ mình lấy được xác nhận thường trú của người chồng thì Tòa vẫn có thể xuống công an xác minh được nếu người chồng đã chuyển về một chỗ khác thì phải khai báo tạm trú tạm vắng ở nơi đó. Nếu không khai báo thì mặc nhiên người chồng vẫn đang ở quận Cầu Giấy vì theo nguyên tắc giấy đăng kí tạm trú thì dù đi đâu thì vẫn phải có giấy xác nhận hộ khẩu thường trú là đang ở Cầu Giấy.

Bởi vì trách nhiệm của công dân về cư trú theo khoản 2, khoản 4 Luật cư trú 2006 thì người chồng phải có trách nhiệm :

2. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp.

  1. Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu.
Do đó, cơ quan công an nơi người chồng đang sống có thể đang giữ những thông tin, tài liệu xác nhận tạm trú của người chồng, nên phương án này rất có khả năng thực hiện được.      Thứ hai: Hộ khẩu thường trú ở một nơi nhưng sống ở một nơi khác.

  Tiếp theo tình huống trên nếu như sau khi Toàn án giúp bạn thu thập chứng cứ và xác minh được hộ khẩu của chồng bạn không thường trú ở đây mà thường trú ở một quận khác hoặc chồng bạn không đồng ý giải quyết tại Tòa án nơi mình có hộ khẩu vì giờ không ở đó nữa thì chồng bạn phải chứng minh là mình không ở đây bằng cách đưa giấy tờ xác nhận tạm trú là mình đang ở quận khác, khi đó căn cứ vào giấy xác nhận tamh trụ nếu vụ án đã được Tòa án thụ lý thì họ sẽ có trách nhiệm chuyên hồ sơ vụ án về đúng nơi tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Bài viết tham khảo:

      Tải mẫu đơn ly hôn đơn phương: Tải văn bản.

      Công thức ly hôn để biết đúng hay sai.

     Tuy nhiên trên thực tế sẽ còn rất nhiều vấn đề khác phát sinh. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết về ly hôn đơn phương khi vợ chồng không cung cấp giấy tờ thì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 24/7: 19006500. Hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected].

     Chúc bạn có thể thực hiện được thủ tục ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178