Cách ghi nguyên quán trong sổ hộ khẩu
17:13 18/01/2018
Cách ghi nguyên quán trong sổ hộ khẩu: Nguyên quán”: được ghi theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này
- Cách ghi nguyên quán trong sổ hộ khẩu
- Cách ghi nguyên quán trong sổ hộ khẩu
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁCH GHI NGUYÊN QUÁN TRONG SỔ HỘ KHẨU
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư!
Cho tôi hỏi? Trường hợp tôi đăng ký hộ khẩu tại quê(A) nơi tôi đang sống và làm việc mà tôi là chủ hộ(vợ), nguyên quán của tôi là ở thành phố(B), chồng tôi quê quán ở thành phố(C), nguyên quán trước đây của chồng tôi là ở thành phố (D) hiện chồng tôi đang ở và làm việc cùng tôi ở quê(A)(nhưng không nhập hộ khẩu cùng tôi), hộ khẩu của tôi chỉ có tôi chủ hộ và các con tôi. Vậy cho tôi hỏi khi tôi đi nhập hộ khẩu cho con tôi vào hộ khẩu của tôi thì nên ghi quê quán con tôi là nguyên quán của chồng tôi hay quê quán chồng tôi, hay là quê quán của tôi, hoặc nguyên quán của tôi, tôi cảm thấy rối quá.
Xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
1. Giá trị pháp lý của giấy khai sinh
Khai sinh được xem là thủ tục cần thiết của mỗi cá nhân ngay từ khi sinh ra, đó là loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho một con người. Khi có Giấy khai sinh, người đó đã là một công dân có đủ mọi quyền và nghĩa vụ theo pháp luật đối với nhà nước và xã hội
Điều 6 Nghị định 123/2015 NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch quy định về giá trị của giấy khai sinh như sau:
“1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.”
Như vậy, với mỗi cá nhân Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc và mọi giấy tờ hồ sơ của cá nhân phải phù hợp với giấy khai sinh của cá nhân đó. [caption id="attachment_71379" align="aligncenter" width="383"] Cách ghi nguyên quán trong sổ hộ khẩu[/caption]
2. Cách ghi nguyên quán trong sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu là giấy tờ liên quan đến cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán ( nguyên quán) của cá nhân trong hộ gia đình hoặc của một cá nhân. Và những nội dung về họ, tên, chữ đệm, quê quán ( nguyên quán)...phải phù hợp với giấy khai sinh của cá nhân đó.
Bên cạnh đó, tại điểm e khoản 2 điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA hướng dẫn kê khai thông tin chung trong các biểu mẫu về cư trú. Theo đó, mục “Nguyên quán”: được ghi theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn. Nguyên quán trong sổ hộ khẩu của con bạn sẽ được ghi theo giấy khai sinh của cháu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn chi tiết về cách ghi nguyên quán trong sổ hộ khẩu, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.