Các trường hợp phải trả, giao nộp con dấu doanh nghiệp
23:03 16/09/2018
Các trường hợp giao nộp con dấu doanh nghiệp ... Ý nghĩa của con dấu doanh nghiệp... Nếu không trả con dấu thì có bị xử phạt hay không?
- Các trường hợp phải trả, giao nộp con dấu doanh nghiệp
- giao nộp con dấu doanh nghiệp
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁC TRƯỜNG HỢP GIAO NỘP CON DẤU DOANH NGHIỆP
Câu hỏi của bạn: Công ty Luật Toàn Quốc cho tôi hỏi các trường hợp doanh nghiệp phải giao nộp con dấu doanh nghiệp? Câu trả lời của Luật sư: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Bộ phận tư vấn pháp lý của Công ty Luật Toàn Quốc. Với câu hỏi của bạn về các trường hợp phải trả, giao nộp con dấu của doanh nghiệp, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc như sau: Cơ sở pháp lý:- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp
- Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu
1. Ý nghĩa của con dấu doanh nghiệp:
Bên cạnh chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, con dấu doanh nghiệp cũng được coi như là chữ ký của doanh nghiệp. Chữ ký và con dấu luôn đi đôi với nhau tạo nên hiệu lực của văn bản. Đối với doanh nghiệp, có những giấy tờ giao dịch hay hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi có con dấu doanh nghiệp được đóng lên trên các văn bản đó. Vì vậy, con dấu doanh nghiệp rất quan trọng đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh. Có thể nói con dấu gần như là một biểu trưng, biểu tượng cho doanh nghiệp, là một dấu hiệu để phân biệt các doanh nghiệp với nhau, là biểu tượng cho tính xác thực của loại văn bản giấy tờ của doanh nghiệp. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3, Nghị định 99/2016/NĐ-CP thì quy định về con dấu của doanh nghiệp là “phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước”. Như vậy, trong luật, con dấu doanh nghiệp rất quan trọng đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù con dấu hiện nay chỉ bắt buộc trong “các trường hợp theo quy định pháp luật hoặc giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu” (Khoản 4 Điều 44 – Luật Doanh nghiệp 2014), tuy nhiên trên thực tế các cơ quan nhà nước vẫn hết sức coi trọng “chữ ký doanh nghiệp” khi xét tới giá trị pháp lý của giấy tờ giao dịch, hợp đồng khi xảy ra tranh chấp.2. Các trường hợp giao nộp con dấu doanh nghiệp:
- Đối với các doanh nghiệp thành lập và đăng ký mẫu dấu trước ngày 01 tháng 07 năm 2015 thì căn cứ theo Khoản 2 Điều 15 – Nghị định 96/2015/NĐ-CP như sau: “Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp”. Đối với trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì bạn phải nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và nhận giấy biên nhận trả lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp. Mẫu công văn trả lại, giao nộp con dấu các bạn có thể tham khảo tại đây. [caption id="attachment_86231" align="aligncenter" width="562"] Các trường hợp giao nộp con dấu doanh nghiệp[/caption] - Đối với các doanh nghiệp thành lập và đăng ký mẫu dấu sau 01/07/2015: * Đối với doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư: Công ty bạn thành lập từ ngày 1/7/2015 trở đi, khi thay đổi về mẫu con dấu không nhất thiết phải làm thủ tục hủy mẫu con dấu cũ. Trường hợp này, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để đăng tải thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Con dấu bạn không cần phải nộp lại cho Phòng Đăng ký kinh doanh. * Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước: Không giống như doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, đối với cơ quan, tổ chức thì theo Khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu thì cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có trách nhiệm giao nộp con dấu cho Phòng Cảnh sát quản lý hành chính hoặc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:- Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên;
- Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
- Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
- Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;
- Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; hoặc
- Thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng con dấu như:
- Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.
- Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.
- Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng.
- Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.
- Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
- Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.
- Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.
- Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.