• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thị thực là loại giấy tờ bắt buộc khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam. Hình thức của thị thực cũng được biểu hiện dưới nhiều hình thức, phổ biến nhất là loại thị thực dán vào hộ chiếu, ngoài ra còn hình thức thị thực rời. Vậy các trường hợp được cấp thị thực rời là những trường hợp nào?

  • Các trường hợp được cấp thị thực rời
  • các trường hợp được cấp thị thực rời
  • Hỏi đáp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Thị thực rời là gì?

     Theo khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 định nghĩa thị thực được hiểu như sau:

Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

     Thị thực hay có tên gọi khác là visa, loại giấy tờ này có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức, trong đó có thị thực rời là một hình thức của thị thực bên cạnh thị thực cấp vào hộ chiếu và thị thực điện tử theo Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019. Thị thực rời được hiểu là việc cấp visa thành tờ rời chứ không dán vào hộ chiếu như thường thấy.

2. Vì sao cần có thị thực?

     Thị thực là một giấy tờ quan trọng khi người nước ngoài nhập cảnh vì những lý do sau đây:

  • Quản lý nhập cảnh và kiểm soát biên giới: Thị thực cho phép các quốc gia theo dõi và kiểm soát ai đang vào và ra khỏi lãnh thổ của họ, điều này sẽ giúp đảm bảo an ninh quốc gia và ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp.
  • Thực thi chính sách nhập cư: Thị thực giúp các quốc gia áp dụng và thực thi các chính sách nhập cư của họ và họ có thể hạn chế việc đi lại của những người không đáp ứng các yêu cầu nhập cư.
  • Quản lý di cư và kiểm soát người nhập cư: Thị thực cho phép các quốc gia biết được ai đang ở lại lãnh thổ của họ, trong bao lâu và vì mục đích gì, điều này sẽ giúp chính phủ quản lý dòng người nhập cư dễ dàng hơn và đề ra các chính sách phù hợp.
  • An ninh và chống khủng bố: Thị thực là một công cụ quan trọng để ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới thâm nhập vào lãnh thổ quốc gia, nó sẽ giúp các chính phủ theo dõi và kiểm soát đối tượng vào ra biên giới.

3. Các trường hợp được cấp thị thực rời

     Theo Điều 11 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (được sửa đổi, bổ sung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019) thị thực được cấp rời trong các trường hợp sau:

Điều 11. Các trường hợp được cấp thị thực rời

1. Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực.

2. Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

3. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

4. Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

5. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

     Như vậy, khi nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài sẽ được cấp thị thực rời trong những trường hợp kể trên, đó là khi hộ chiếu hết trang để cấp thị thực, hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, vì những lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh, và khi có trẻ em dưới 14 tuổi. Trong đó, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế được hiểu là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận. 

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1. Hộ chiếu và thị thực khác nhau như thế nào?

     Hiểu một cách đơn giản, passport (hộ chiếu) là giấy tờ được chính phủ một quốc gia cấp cho công dân nước mình, trong khi đó visa là loại giấy tờ nơi người xin cấp muốn đến nhưng không phải là công dân nước đó.

Câu hỏi 2. Có mấy loại thị thực nhập cảnh Việt Nam?

     Theo quy định mới của Luật 51/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, visa Việt Nam được phân thành 21 loại chính, bao gồm: DL, DN1, DN2, NG, DH, LV, HN, PV, VR, TT, LĐ 1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, SQ,…

Trong số đó có 6 loại visa phổ biến nhất là:

  • Visa du lịch (DL)
  • Visa công tác (DN1 – DN2)
  • Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)
  • Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
  • Visa thăm thân TT
  • Visa điện tử (EV)

     Ngoài ra còn những loại visa khác như: Visa cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam (LS), Visa cấp cho người vào học tập, thực tập (DH), Visa cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao (NG1-NG4),...

Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178