• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các dạng khuyết tật: Điều 3, Luật người khuyết tật 2010 quy định về các dạng tật bao gồm: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói;..

  • Các dạng khuyết tật theo quy định của pháp luật
  • Các dạng khuyết tật
  • Hỏi đáp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

      Pháp luật Việt Nam đã có một luật riêng là Luật người khuyết tật 2010, trong đó quy định chi tiết các dạng khuyết tật là gì cũng như những quyền lợi mà họ được hưởng, với mục đích thiết kế và xây dựng môi trường sống và làm việc phù hợp với những người khuyết tật. 

1. Khuyết tật là gì?

     Khuyết tật là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả tình trạng khi một người gặp khó khăn hoặc hạn chế trong một hoặc nhiều khía cạnh của cuộc sống do vấn đề sức khỏe, thể chất, tâm lý hoặc cả hai. Người khuyết tật có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển, thính giác, thị giác, nói, hoặc trong các hoạt động hàng ngày khác. Khuyết tật có thể là kết quả của bẩm sinh, bị thương, bệnh tật hoặc tuổi già.

2. Các dạng khuyết tật

     Khoản 1 Điều 3 và Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về các dạng khuyết tật như sau:

  • Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. 
  • Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. 
  • Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
  • Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
  • Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
  • Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên.

3. Mức độ khuyết tật 

     Tuỳ thuộc vào mức độ phụ thuộc của người khuyết tật, mà mức độ khuyết tật được chia thành 3 loại như sau:

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
  • Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
  • Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc hai trường hợp trên.

Các dạng khuyết tật

4. Hỏi đáp về các dạng khuyết tật 

Câu hỏi 1. Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ khuyết tật?

     Khoản 3 khoản 4 Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định rằng:

  • Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
  • Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 2. Người khuyết tật có quyền và nghĩa vụ gì?

     Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

  • Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
  • Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
  • Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
  • Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
    Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng chính sách gì?

     Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định rằng Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.

     Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về các dạng khuyết tật theo quy định của pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn: 19006500 để được luật sư tư vấn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178