• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chế tài trong hoạt động thương mại là sự gánh chịu hậu quả bất lợi của bên vi phạm hợp đồng trong thương mại, các loại chế tài trong hoạt động thương mại..

  • Các chế tài trong hoạt động thương mại theo pháp luật hiện hành
  • Chế tài trong hoạt động thương mại
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁC CHẾ TÀI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Kiến thức của bạn:

     Các chế tài trong hoạt động thương mại theo pháp luật hiện hành

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp luật 

  • Luật thương mại năm 2005

Nội dung tư vấn:

     Chế tài trong hoạt động thương mại là sự gánh chịu hậu quả bất lợi của bên vi phạm hợp đồng trong thương mại.Theo quy định của luật thương mại năm 2005, các loại chế tài trong hoạt động thương mại bao gồm: 

      - Buộc thực hiện đúng hợp đồng

      - Phạt vi phạm 

      - Buộc bồi thường thiệt hại

      - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

      - Đình chỉ thực hiện hợp đồng 

      - Hủy bỏ hợp đồng

      - Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không làm trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

      1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

      Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Bên bị vi phạm có thể gia hạn thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

      - Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: Có hành vi vi phạm hợp đồng( trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật).

      - Cách thức thực hiện: 

      + Bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.

      + Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

      + Áp dụng các biện pháp khác để hợp đồng được thực thực hiện nếu bên vi phạm hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ. Các biện pháp khác có thể là:

  • Bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có;
  • Bên bị vi phạm có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.

      2 . Phạt vi phạm 

      Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận; Các bên có quyền tự do trong việc thỏa thuận có hay không áp dụng chế tài v phạm hợp đồng . Nếu các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì sẽ không áp dụng chế tài này. 

       - Mức phạt vi phạm: Do các bên thỏa thuận nhưng phải tôn trọng quy định mức phạt tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Đây là mức phạt tối đa với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm, trường hợp mức phạt tối đa trong hợp đồng dịch vụ giám định được phép thỏa thuận đến 10 lần thù lao dịch vụ giám định.

      - Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng: Có hành vi vi phạm hợp đồng ( trừ trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật). Hành vi phạm hợp đồng có thể là hành vi không thực hiện hợp đồng, thực hiện hợp đồng không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng.

      - Điều kiện áp dụng: Khi các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm.

      3. Buộc bồi thường thiệt hại

      Buộc bồi thường thiệt hại là một trong những chế tài trong hoạt động thương mại, là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

      Mục đích: nhằm bù đắp thiệt hại cho bên bị thiệt hại, do đó, chế tài này chỉ được áp dụng khi có thiệt hại thực tế đã xảy ra.

      Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường: trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi đủ các yếu tố sau đây ( trừ trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật): 

      + Có hành vi vi phạm hợp đồng;

      + có thiệt hại thực tế;

      + Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại;

     - Mức bồi thường thiệt hại: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

      Để được bồi thường thiệt hại, bên yêu cầu thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. [caption id="attachment_47112" align="aligncenter" width="482"]Chế tài trong hoạt động thương mại Chế tài trong hoạt động thương mại[/caption]

      4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

       Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Căn cứ tạm ngừng thực hiện hợp đồng diễn ra khi có sự thỏa thuận của các bên, phù hợp với kế hoạch kinh doanh và lợi ích kinh tế của các bên. Do đó, căn cứ thực hiện hợp đồng không phải lúc nào cũng là một hình thức chế tài trong hoạt động thương mại.

      - Căn cứ tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng xảy ra khi có một trong các hành vi vi phạm sau:

      + Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

      + Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

      - Về thủ tục: khi áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm phải thông báo việc tạm đình chỉ cho bên kia. Nếu không thông báo cho bên kia mà có thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường thiệt hại cho họ.

      - Hậu quả pháp lý khi tạm ngừng thực hiện hợp đồng: 

      + Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Sau khi khắc phục các hành vi vi phạm được khắc phục và mâu thuẫn hợp đồng giữa các bên được thực hiện thì hợp đồng sẽ tiếp tục được thực hiện.

      + Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

      5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng

      Đình chỉ thực hiện hợp đồng là một chế tài trong hoạt động thương mại, là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng.

      - Căn cứ áp dụng chế tài thương mại đình chỉ thực hiện hợp đồng là khi có một trong các hành vi vi phạm sau:

      + Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;

      + Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

      - Thủ tục : Khi áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm ( bên áp dụng chế tài) phải thông báo việc tạm đình chỉ cho bên kia biết. Nếu không thông báo dẫn đến gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.

      - Hậu quả pháp lý xảy ra khi đình chỉ thực hiện hợp đồng:\

      + Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

      + Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với việc đình chỉ thực hiện hợp đồng.

      6. Hủy bỏ hợp đồng

      Hủy bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồn có thể được tiến hành trên cơ sở có sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng có thể do sự thỏa thuận của hai bên hoặc do ý chí của một bên. 

      - Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng:

      + Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

      + Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

     - Căn cứ áp dụng: chế tài hủy bỏ hợp hợp đồng được áp dụng khi xảy ra vi phạm hợp đồng trong các trường hợp sau:

      + Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng

      + Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng

      - Hậu quả pháp lý xảy ra khi hủy bỏ hợp đồng:

      + Sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

      + Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

     + Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với việc hủy bỏ hợp đồng.

      Ngoài những chế tài trong hoạt động thương mại trên, các bên có thể thỏa thuận thực hiện các biện pháp khác không làm trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

      Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]

 Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178