Bình luận các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp (phần 2)
14:45 28/11/2017
Bình luận các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp (phần 2). . Mặt tích cực: Điểm tích cực rõ thấy nhất phải kể đến đó là Luật Doanh nghiệp 2014..
- Bình luận các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp (phần 2)
- giải thể doanh nghiệp
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bình luận các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp (phần 2)
II. Bình luận những quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp
1. Mặt tích cực
Điểm tích cực rõ thấy nhất phải kể đến đó là Luật Doanh nghiệp 2014 đã tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình thành lập hoạt động. Về vấn đề giải thể nói riêng Luật đã quy định rõ hơn và hợp lý hơn về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.Cụ thể: quy trình giải thể doanh nghiệp quy định đã được thiết kế theo hướng “tự động”. Theo đó, thời hạn tối đa để cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thủ tục xóa tên doanh nghiệp là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ được tự động giải thể sau 180 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp.
Rõ thấy rằng, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Điều này tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tổng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2011, 2012, 2013 và 2014 lần lượt là 53,9 ngàn, 54,2 ngàn, 60,7 ngàn và 67,8 ngàn doanh nghiệp. Do vậy, song song với việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký gia nhập thị trường của doanh nghiệp, việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký rút khỏi thị trường của doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đúng mức. Việc làm kịp thời của nhà nước đã góp phần:
+ Hạn chế tình trạng bức xúc của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian vừa qua về các vấn đề như: doanh nghiệp “chết” mà không được chôn, tình trạng doanh nghiệp chật vật xin được chết do chặt về thủ tục nhưng thiếu chế tài về trách nhiệm ví dụ như trường hợp nhiều DN đã “chết” nhưng vẫn phải cố duy trì sự sống vì không có cơ quan chủ quản nào muốn tự nhận mình là yếu kém.
Ngoài ra còn tốn quá nhiều thời gian để giải thể một doanh nghiệp như trường hợp của công ty Công ty Tamexco nợ các ngân hàng trên 450 tỉ đồng (không có tài sản thế chấp), Công ty TNHH Ngọc Thảo nợ trên 245 tỉ đồng, Công ty Thương mại Bình Tây nợ tiền hàng trên 2 triệu USD của Ngân hàng Việt Hoa... phải mất từ từ 2-3 năm để được giải thể do phải thực hiện quá nhiều thủ tục.
+ Làm “sạch” dữ liệu về doanh nghiệp.
2. Mặt hạn chế
Tuy đã có những mặt tích cực đáng ghi nhận, Luật doanh nghiệp 2014 khi thi hành trên thực tế còn gặp phải một số vướng mắc như sau:
Thứ nhất, về các trường hợp giải thể doanh nghiệp: Hầu hết Điều lệ công ty không ghi thời gian hoạt động bởi đây không phải nội dung bắt buộc trong điều lệ, nên gần như không xuất hiện trường hợp giải thể khi kết thúc thời hạn được ghi trong Điều lệ công ty. Ngoài ra một số trường hợp thời hạn hoạt động lại được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư, riêng dự án đầu tư có vốn nước ngoài mà thành lập doanh nghiệp sẽ có thời hạn hoạt động và thời hạn này được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chứ không phải trong Điều lệ công ty. Vì vậy quy định của pháp luật về giải thể chưa bao quát được tất cả các trường hợp giải thể của doanh nghiệp.
Thứ hai, quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp. Luật quy định doanh nghiệp phải trả hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác thì mới được giải thể, mà không lưu tâm đến các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp khi giải thể. Ví dụ, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của những doanh nghiệp đặc thù, doanh nghiệp có các hoạt động có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường (như DN kinh doanh trong lĩnh vực y tế, kinh doanh hóa chất,…)
Thứ ba, về trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp
+ Luật doanh nghiệp chưa quy định rõ ràng về việc xử lý các khoản nợ bảo đảm khi giải thể.
+ Về thời hạn thanh lý : Thực tế cho thấy quy định “thời hạn thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng” chỉ phù hợp với những DN có quy mô nhỏ, không có những mối quan hệ giao dịch phức tạp, tài sản có tính thanh khoản cao, chứ không phù hợp với phần lớn doanh nghiệp khác và các trường hợp khác.Với những doanh nghiệp có quy mô khá lớn hoặc có tài sản (như bất động sản), cần thời gian dài để thanh lý và trả nợ, thì thời hạn này chắc chắn không đủ để giải quyết hết các hợp đồng và thanh toán nợ nần. Nhìn nhận ở khía cạnh tích cực, chúng ta thấy vẫn có khả năng doanh nghiệp muốn thanh toán nợ, nhưng không liên lạc được chủ nợ vì chủ nợ đã xuất ngoại định cư. [caption id="attachment_62669" align="aligncenter" width="410"] Giải thể doanh nghiệp[/caption]
+ Luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh và những đối tượng có liên quan. Tuy nhiên việc kiểm tra tính chính xác với những nội dung kê khai này là khó khi nhiều doanh nghiệp chỉ gửi thông báo về các khoản nợ đối với cơ quan nhà nước, các khoản nợ đối với chủ nợ là tổ chức, cá nhân hoặc với người lao động thì doanh nghiệp giấu không thông báo đầy đủ. Trong những trường hợp như vậy thì cơ quan đăng ký kinh doanh cũng không biết và trước mắt thì quyền lợi của những chủ thể có liên quan đến doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng.
+ Như đã đề cập bên trên, theo Nghị định 155, pháp luật có quy định đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp bị giải thể theo quy định của pháp luật nhưng không tiến hành thủ tục giải thể sẽ bị xử phạt tuy nhiên trên thực tế có trường hợp người quản lý doanh nghiệp bỏ trốn với khoản nợ lớn gây khó khăn cho vấn đề xử phạt, những trường hợp như thế lại chưa có quy định cụ thể xem phải giải quyết như thế nào.
Thứ tư, pháp luật có quy định về các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể tại Điều 205, Luật Doanh nghiệp 2014, tuy nhiên lại chưa có quy định về chế tài áp dụng với doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp nếu thực hiện các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể.
Nghị định 155/2013/ND-CP ngày 11//11/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư mới chỉ dừng lại quy định xử phạt đối với hành vi không tiến hành thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp bị giải thể theo quy định của pháp luật (Điều 34), kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể (Điểm b, khoản 2, Điều 23),… Dẫn tới thực tế, một số chủ doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở này và thực hiện các hoạt động bị cấm. Chưa nói đến việc chế tài xử phạt còn chưa đủ răn đe.
III. Những giải pháp nhằm nâng cao quy định pháp luật về vấn đề giải thể
Để nâng cao quy định pháp luật về vấn đề giải thể Nhà nước ta cần sửa đổi bổ sung một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, về trường hợp đăng ký doanh nghiệp: Cần phải nghiên cứu quan sát và bao quát được tất cả các trường hợp giải thể của doanh nghiệp để Luật thực sự được áp dụng hiệu quả trong cuộc sống. Cần sửa đổi bổ sung quy định về thời hạn hoạt động là một nội dung bắt buộc ghi trong điêu lệ công ty để hạn chế được tình trạng có Luật nhưng Luật không được áp dụng vì thực tế ít xảy ra.
Thứ hai, về điều kiện giải thể: cần quy định điều kiện giải thể theo hướng mở rộng, thông thoáng hơn nhằm tạo điều kiện cho những doanh nghiệp muốn giải thể được thực hiện thủ tục giải thể. Ngoài ra cũng cần cân nhắc vấn đề “nghĩa vụ khác” đã nêu ở phần hạn chế.
Thứ ba, sửa đổi bổ sung quy định về tình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp ví dụ như: Cần bổ sung quy định về thủ tục thanh toán nợ có bảo đảm nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chủ nợ có bảo đảm, pháp luật cần quy định mềm dẻo thời hạn thanh toán các khoản nợ, thanh lý hợp đồng để phù hợp hơn với thực tế nhằm tránh các vướng mắc đã nêu. Ngoài ra, pháp luật cũng cần quy định thêm những cách thức để cơ quan đăng ký kinh doanh có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra tính chính xác về nội dung trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
Thứ tư, theo quy định hiện hành của Luật doanh nghiệp thì chưa có chế tài đủ sức răn đe đối với chủ, đại diện theo pháp luật không chịu chấp hành các quy định về giải thể. Do đó, cần sửa đổi Luật doanh nghiệp theo hướng tăng chế tài xử phạt. Đồng thời cần bổ sung các quy định về xử phạt đối với một số trường hợp còn thiếu sót đã đề cập ở phần hạn chế.
Một số bài viết cùng chuyên mục tham khảo:
- Bình luận các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp (phần 1)
- Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo thủ tục rút gọn
- Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Để được tư vấn chi tiết về bình luận các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp (phần 2) quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.