Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Xử phạt hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định - mới nhất
08:25 29/06/2019
Xử phạt hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định được quy định Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Nghị định 165/2013/NĐ-CP) mức xử phat
- Xử phạt hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định - mới nhất
- vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ PHẠT HÀNH VI VỆ SINH CÁ NHÂN KHÔNG ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH
Câu hỏi của bạn:
Xử phạt hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP
- Nghị định 165/2013/NĐ-CP)
Nội dung tư vấn
Căn cứ theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP khoản 1 điều 20 quy định:
1. Mức phạt đối với hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định
1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.
Có hiệu lực ngày 01/02/2017 thay thế cho nghị định 179/2013/NĐ-CP
“Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng”
Theo đó, thì mức phạt mới tăng thêm rất nhiều lần. Đó là một chế tài có hình thức răn đe mạnh đối với ý thức của người dân nhằm hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi nêu trên còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi của mình gây ra.
2.Cách thức phát hiện hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định:
- Bắt quả tang.
- Sử dụng kết quả thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
3. Điều kiện để xử phạt hành chính
a) Được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo đúng quy định của pháp luật;
b) Thu thập theo đúng quy trình, thủ tục;
c) Được ghi nhận bằng văn bản;
d) Đảm bảo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều này.
“3. Khi có kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nhanh chóng xác định tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
a) Trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, người có thẩm quyền phải tiến hành ngay việc lập biên bản vi phạm hành chính và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính;
b) Trường hợp chưa xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì thời hạn sử dụng kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được áp dụng theo quy định của Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính; khi hết thời hạn quy định mà không xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thì kết quả thu được sẽ không sử dụng để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính” (khoản 3 điểu 11 NĐ-CP)
4.Thẩm quyền xử phạt hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định
Căn cứ theo điều 49 Nghị định 155/2016/NĐ-CP Trưởng công an xã/phường; cảnh sát môi trường; cán bộ trật tư khu đô thị, thương mại, chung cư ... có thẩm quyền tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định.
Quy định là vậy, mức phạt đã có “tính răn đe” đối với mỗi cá nhân nhưng việc thực thi có thể sẽ gặp những khó khăn nhất định vì:
- Hệ thống hạ tầng một số đô thị còn yếu, số lượng nhà vệ sinh công cộng còn quá ít khiến nhiều người không biết đi vệ sinh vào đâu. Chưa kể một số nhà vệ sinh lại không sạch sẽ khiến nhiều người khi rơi vào thế bí.
- Hiện không có lực lượng nào chuyên trách kiểm tra, xử phạt những người có thẩm quyền xử phạt lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc, việc theo dõi, xử phạt cũng gặp khó khăn.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;