Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Xử lý hành vi găm hàng hóa theo quy định của pháp luật
16:44 05/07/2019
Hành vi găm hàng hóa Là giữ lại hàng hóa không đem ra lưu thông trên thị trường. Hành vi găm hàng có thể ... theo nghị định 185/2013/NĐ-CP bị xử phạt...
- Xử lý hành vi găm hàng hóa theo quy định của pháp luật
- hành vi găm hàng
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ LÝ HÀNH VI GĂM HÀNG HÓA
Câu hỏi của bạn:
Găm hàng hóa là gì? Xử lý hành vi găm hàng hóa
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 185/2013/NĐ-CP
- Luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009
Nội dung tư vấn Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
-
Găm hàng hóa là gì
- Là giữ lại hàng hóa không đem ra lưu thông trên thị trường. Hành vi găm hàng có thể là cắt giảm địa điểm bán hàng; cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó; quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó; cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó, cắt giảm lượng hàng ngưng bán hàng, ngưng kinh doanh….
- Đối tượng hàng hóa:
- Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
- Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác
-
Xử phạt hành chính đối với hành vi găm hàng hóa
a. Mức phạt tiền
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Cắt giảm địa điểm bán hàng;
- Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;
- Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;
- Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
- Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;
- Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;
- Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;
- Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó
b. Hình phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm
- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c. Cơ quan có thẩm quyền:
- Chủ tịch UBND các cấp
- Quản lý thị trường
- Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, thanh tra chuyên ngành
-
Xử lý hình sự đối với đầu cơ hàng hóa
Trong trường hợp đã bị xử lý hành chính và đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì hành vi này có thể bị xử lý hình sự đối với tội đầu cơ hàng hóa quy định tại điều 160 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: