Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Vì sao thủ tục hành chính lại đa dạng, phức tạp - Luật Toàn Quốc
16:21 06/11/2018
Nhiều người thắc mắc vì sao thủ tục hanh chính lại đa dạng, phức tạp. Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây bạn nhé
- Vì sao thủ tục hành chính lại đa dạng, phức tạp - Luật Toàn Quốc
- Vì sao thủ tục hành chính lại đa dạng, phức tạp
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
VÌ SAO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LẠI ĐA DẠNG, PHỨC TẠP
Câu hỏi của bạn về tính đa dạng, phức tạp của thủ tục hành chính:
Thưa Luật Sư. Luật sư cho tôi hỏi vì sao thủ tục hành chính lại bị coi là đa dạng, phức tạp? Xin cảm ơn?
Câu trả lời của luật sư về tính đa dạng, phức tạp của thủ tục hành chính:
Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề vì sao thủ tục hành chính lại đa dạng, phức tạp. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý về tính đa dạng, phức tạp của thủ tục hành chính:
- Văn bản hợp nhất 10272/VBHN-VPCP hợp nhất Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính
- Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính
Nội dung tư vấn về tính đa dạng, phức tạp của thủ tục hành chính
1. Thủ tục hành chính là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Việc quy định một thủ tục hành chính cụ thể chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:
- Tên thủ tục hành chính;
- Trình tự thực hiện;
- Cách thức thực hiện;
- Hồ sơ;
- Thời hạn giải quyết;
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính;
- Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.
2. Biểu hiện về tính đa dạng, phức tạp của thủ tục hành chính
Một đặc điểm của thủ tục hành chính đó là thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp, điều này được biểu hiện như sau:
Thứ nhất, thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau. Ở nước ta, bộ máy hành chính gồm nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương. Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là các Ủy ban Nhân dân. Ngoài ra, còn có các cơ quan chuyên môn là các sở, ban, cục, các phòng, chi cục và các đội.
Thứ hai, các hoạt động quản lý nhà nước được diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, mỗi hoạt động trong mỗi lĩnh vực sẽ cho ra đời những thủ tục hành chính khác nhau.
Thứ ba, hình thức rườm rà, đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, thủ tục này sinh ra thủ tục khác, gây phiền hà cho nhân dân. Hơn nữa, hầu hết các thủ tục hành chính đều không có quy định rõ ràng và dứt khoát các loại giấy tờ, tài liệu cần phải có khi làm thủ tục hành chính.
Thứ tư, thủ tục hành chính thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tuỳ tiện, thiếu công khai, minh bạch và không rõ ràng về trách nhiệm.
3. Vì sao thủ tục hành chính lại đa dạng, phức tạp?
Một là, có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành các thủ tục hành chính.
Hai là, các thủ tục hành chính thường xuất phát từ nhu cầu quản lý của cơ quan công quyền chứ không tính đến quyền lợi của nhân dân. Do đó, hầu hết các thủ tục hành chính đều tìm cách tạo sự thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền, đẩy khó khăn về phía người dân.
Ba là, các biện pháp bảo đảm cho người dân có đủ điều kiện để khiếu nại, tố cáo, khởi kiện chưa cụ thể, rõ ràng. Các quy định ràng buộc trách nhiệm thường rất chung chung, thậm chí rất nhiều thủ tục không quy định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền, vì vậy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân gặp khá nhiều khó khăn.
Bốn là, hoạt động quản lý yếu kém, nhận thức về thủ tục mang tính máy móc, quan trọng hoá dẫn đến sự phiền toái xuất hiện trong thủ tục. Việc giáo dục đạo đức, ý thức của công chức liên quan đến thủ tục hành chính chưa được quan tâm đúng mức.Cùng với đó, chế độ tiền lương còn bất cập cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các thủ tục hành chính phức tạp và thói quen cửa quyền, nhũng nhiễu, “bệnh hành dân” phổ biến trong các cơ quan công quyền.
Bài viết tham khảo: