Văn phòng Luật sư tại Hà Nội tư vấn luật miễn phí
09:43 20/04/2021
Văn phòng luật sư tại Hà Nội chuyên tư vấn luật tại các lĩnh vực đất đai, hình sự, hôn nhân....Tư vấn luật tại Hà Nội miễn phí qua 1900 6500
- Văn phòng Luật sư tại Hà Nội tư vấn luật miễn phí
- Văn phòng Luật sư tại Hà Nội
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Giới thiệu văn phòng Luật sư tư vấn luật tại Hà Nội
Hà Nội từ lâu vẫn mang trong mình một vẻ trầm tư, cổ kính, không trộn lẫn với bất cứ nơi nào trên đất nước. Hà Nội- một thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố anh hùng vượt qua bao cuộc chiến tranh khốc liệt, không chịu khuất phục dưới những chính sách đồng hóa gay gắt của thực dân đô hộ. Hà Nội vẫn giữ nguyên cho mình những nét đẹp vốn có của chốn kinh kỳ xưa, nhưng không hẳn là không có ít nhiều thay đổi.
Hà Nội đã có những thay đổi, những bước chuyển mình đáng kể đó là sự thay đổi về diện mạo, về sự phát triển của một nền kinh tế, sự thay đổi về đời sống người dân đã được nâng cao. Đứng giữa quá khứ hào hùng, những giá trị xưa cũ và hơi thở hiện đại, Hà Nội không quên vươn mình hòa cùng cuộc sống ngày càng phát triển, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì điều đó đã tạo nên một Hà Nội rất riêng, một thành phố vừa cổ kính lại vừa hiện đại.
Là thủ đô của đất nước, do đó Hà Nội không chỉ có thế mạnh về kinh tế mà dịch vụ pháp lý tại đây cũng rất phát triển với sự hiện diện của những công ty luật hàng đầu như: Công ty Luật THHH Toàn Quốc; Công ty Luật Minh Gia; Văn phòng luật sư Long Việt,...
Văn phòng luật sư tại Hà Nội tư vấn những vấn đề gì?
Hiểu được nhu cầu về tư vấn pháp lý của người dân Hà Nội – Công ty tư vấn Luật Toàn quốc chúng tôi với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm; thông qua hệ thống tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 1900 sẵn sàng hỗ trợ định hướng cho bà con Hà Nội về những vấn đề pháp luật mà mình đang vướng phải như:
- Tư vấn pháp luật đất đai: thủ tục cấp sổ đỏ; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp đất đai; thủ tục công chứng mua bán nhà ở; thu hồi đất; bồi thường giải phóng mặt bằng…
- Tư vấn pháp luật hôn nhân: thủ tục đăng ký kết hôn; thủ tục ly hôn; giành quyền nuôi con; chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn….
- Tư vấn pháp luật hình sự: miễn trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt, tạm hoãn thi hành án...
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp: thủ tục đăng ký kinh doanh; thủ tục chuyển nhượng vốn góp; hình thức thành lập Công ty.....
- Tư vấn pháp luật dân sự: hợp đồng; đại diện theo pháp luật; đại diện theo ủy quyền; giám hộ; phân chia di sản thừa kế..…
- Tư vấn pháp luật lao động: điều kiện ký hợp đồng lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; thời gian nghỉ việc; chế độ lương, bảo hiểm….
- Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ: bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu, hàng hóa, sáng chế, giải pháp kỹ thuật, quyền tác giả; xử lý vi phạm bản quyền…
- Tư vấn pháp luật hành chính: khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính; xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực….
Công tác trợ giúp pháp lý tại Hà Nội
Theo quy định tại Điều 2 Luật trợ giúp pháp lý 2017, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Trợ giúp pháp lý được thực hiện bởi các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Hiện nay, tại Hà Nội có một Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trụ sở tại đường Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội và 8 chi nhánh lần lượt tại UBND thị xã Sơn Tây; quận Ba Đình; quận Hoàng Mai; huyện Từ Liêm; huyện Đông Anh; huyện Phú Xuyên; huyện Mỹ Đức; đường Hoàng Văn Thụ, quận Hà Đông.
Kể từ khi được thành lập đến nay, công tác trợ giúp pháp lý tại Hà Nội đạt được hiệu quả tốt, giúp đỡ được nhiều đối tượng cần trợ giúp. Tuy nhiên, công tác trợ giúp chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định như: Người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, trẻ em và các trường hợp khó khăn về tài chính...
Như vậy, trợ giúp pháp lý là dịch vụ hỗ trợ dành cho những đối tượng đặc biệt, không phải ai cũng được hưởng sự ưu đãi này. Tuy nhiên, đối với những trường hợp còn lại, khách hàng khi phát sinh các vấn đề vướng mắc về pháp lý cũng không cần quá lo lắng, vì có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn miễn phí qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí tại Hà Nội do Công ty Luật Toàn Quốc cung cấp.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí tại Hà Nội
Với phương châm “Pháp luật cho cuộc sống” – Công ty Luật Toàn Quốc mang tới cho quý khách hàng tại Hà Nội dịch vụ tư vấn miễn phí qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006500. Chỉ với một cuộc điện thoại, mọi vướng mắc của quý khách hàng sẽ được giải đáp nhanh chóng – tiết kiệm – hiệu quả, không tốn kém thời gian, công sức, chi phí đi lại. Đội ngũ Luật sư, chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng 24/7 để tiếp nhận mọi yêu cầu và tư vấn tận tâm, nhiệt tình, giúp quý khách hàng giải quyết vấn đề của mình một cách tốt nhất.
Tình huống tham khảo:
Quyền thay đổi họ, quyền thay đổi tên theo quy định tại BLDS 2015
Thứ nhất, về quyền thay đổi họ được quy định tại Điều 27 BLDS 2015:
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
Thứ hai, về quyền thay đổi tên được quy định tại Điều 28 BLDS 2015 như sau:
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.