Vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài khiếu nại hoặc tố cáo như thế nào?
10:31 08/11/2017
Vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài tố cáo hoặc khiếu nại như thế nào. Thực tế, khi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp....
- Vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài khiếu nại hoặc tố cáo như thế nào?
- Vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài khiếu nại hoặc tố cáo như thế nào?
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư của công ty Luật Toàn Quốc. Luật sư cho tôi hỏi, vợ tôi đi làm việc ở nước ngoài. Trong hợp đồng lao động ghi thời hạn 2 năm. Nhưng vợ tôi mới làm việc được 1 tháng thì bên họ xảy ra rắc rối và vợ tôi phải về nước. Theo như tôi được biết thì vợ tôi sẽ được hoàn trả một số tiền khi phải về nước trước thời hạn mà không phải do lỗi của vợ tôi. Nhưng họ không hoàn trả một xu nào cả. Vậy bây giờ tôi muốn khiếu nại hay tố cáo họ thì tôi phải làm như thế nào. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài khiếu nại hoặc tố cáo như thế nào tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn Vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài khiếu nại hoặc tố cáo như thế nào
Thực tế; khi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; rất nhiều trường hợp người lao động bị xâm hại quyền và lợi ích. Trong trường hợp này; theo quy định tại Khoản 6, Điều 44; Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; người lao động đi làm việc ở nước ngoài có quyền khiếu nại; tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do đó, để giải quyết vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài của mình; bạn có thể lựa chọn phương thức khiếu nại; tố cáo hoặc khởi kiện.
1. Thủ tục khiếu nại vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài.
Việc khiếu nại vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài được áp dụng trong trường hợp người lao động phát hiện ra sai phạm của các tổ chức trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Để thực hiện được thủ tục khiếu nại; trước hết, bạn phải làm đơn khiếu nại gửi lên tổ chức có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 17, Nghị định 119/2014 như sau:
Điều 17. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
“1. Người đứng đầu tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
2. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.”
Như vậy, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi trước hết lên cơ quan có hành vi sai phạm.
Ví dụ: Hợp đồng của vợ bạn là 2 năm. Mà khi mới thực hiện được hợp đồng một tháng mà vợ bạn phải về nước. Theo quy định tại Điểm 5, Mục II; Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc thực hiện chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng mà phải về nước; thì sẽ được hoàn trả lại 50% tiền môi giới đã nộp. Việc hoàn trả này sẽ được thực hiện bởi doanh nghiệp dịch vụ. Nếu doanh nghiệp dịch vụ không tiến hành hoàn trả; bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi lên giám đốc của doanh nghiệp dịch vụ.
Hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần một mà doanh nghiệp không giải quyết; hoặc người lao động nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần một nhưng người lao động không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại lần một thì người lao động có thể làm đơn khiếu nại lần hai lên Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước.
Theo quy định của pháp luật; thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày; kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu; vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày; kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày; kể từ ngày thụ lý. [caption id="attachment_59958" align="aligncenter" width="413"] Vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài khiếu nại hoặc tố cáo như thế nào?[/caption]
Về thời hiệu khiếu nại Điều 7, Nghị định 119/2014 có quy định như sau:
Điều 7. Thời hiệu khiếu nại
“1. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân dạy nghề, của tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị khiếu nại.
2. Thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định đó.
3. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”
2. Thủ tục tố cáo vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài
Tố cáo vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài được hiểu là việc người tố cáo trực tiếp với cơ quan; cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tương tự như trường hợp khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền tố cáo được quy định tại Điều 39, 40, 43 Nghị định 119/2014 như sau:
"Điều 39. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về lao động, dạy nghề, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội."
"Điều 40. Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội."
"Điều 43. Phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo
Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 của Luật Tố cáo."
Như vậy, dựa vào điều luật mà chúng tôi trích dẫn; bạn có thể lựa chọn cho mình cơ quan có thẩm quyền giải quyết hợp lý nhất.
Về trình tự thủ tục giải quyết tố cáo, Nghị định 119/2014 quy định như sau:
"Điều 44. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
1. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, quyết định việc xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, dạy nghề, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 18; 19; 20; 21; 22; 24; 25; 26, 27, 28, 29 và 30 của Luật Tố cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trình, tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Tố cáo.
3. Trường hợp kết luận người bị tố cáo có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, dạy nghề, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì việc xử lý hành vi vi phạm hành chính đó phải tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Hồ sơ giải quyết tố cáo được lập theo quy định tại Điều 29 của Luật Tố cáo.”
Một số bài viết tham khảo:
- Phân biệt tố cáo và tố giác theo quy định của pháp luật
- Khiếu nại hành vi không trả lương sau thời gian thử việc
Để được tư vấn chi tiết về Vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài khiếu nại hoặc tố cáo như thế nào?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.