• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trình tự thủ tục nhập khẩu phân bón theo quy định của pháp luật, công nhận lưu hành phân bón lần đầu tại việt nam, công bố hợp quy phân bón

  • Trình tự thủ tục nhập khẩu phân bón theo quy định của pháp luật
  • thủ tục nhập khẩu phân bón
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thủ tục nhập khẩu phân bón

Câu hỏi của bạn về thủ tục nhập khẩu phân bón:

Kính gửi Luật sư!

Tôi nhờ Luật sư tư vấn cho tôi về trình tự, thủ tục nhập khẩu phân bón theo quy định của pháp luật?

Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về thủ tục nhập khẩu phân bón:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi thủ tục nhập khẩu phân bón, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thủ tục nhập khẩu phân bón như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thủ tục nhập khẩu phân bón:

2. Nội dung tư vấn về thủ tục nhập khẩu phân bón:

   Thủ tục nhập khẩu phân bón được quy định tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP, cơ quan quản lý trực tiếp đối với hoạt động nhập khẩu phân bón là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

   Hoạt động nhập khẩu phân bón gồm 4 bước chính như sau:

  • Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu tại Việt Nam.
  • Khảo nghiệm phân bón.
  • Kiểm tra chất lượng nhà nước về phân bón nhập khẩu.
  • Công bố hợp quy.
[caption id="attachment_148265" align="aligncenter" width="432"]Thủ tục nhập khẩu phân bón Thủ tục nhập khẩu phân bón[/caption]

2.1. Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu tại Việt nam:

   Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử đến Cục bảo vệ thực vật.

- Hồ sơ bao gồm:

  • a) Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
  • b) Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón
  • c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP
  • d) Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.

- Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận

2.2. Khảo nghiệm phân bón:

   Các phân bón lần đầu công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành lại tại Việt Nam phải tiến hành công đoạn khảo nghiệm này, trừ một số loại phân bón sau thì có thể làm công nhận lưu hành luôn mà không cần khảo nghiệm, các loại phân bón này quy định tại khoản 2, điều 13, nghị định 108/2017/NĐ-CP.

   Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng kí khảo nghiệm phân bón theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử đến Cục bảo vệ thực vật.

- Hồ sơ bao gồm:

  • a) Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
  • b) Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
  • c) Đề cương khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
[caption id="attachment_197915" align="aligncenter" width="327"] Thủ tục nhập khẩu phân bón[/caption]

2.3. Kiểm tra chất lượng nhà nước về phân bón nhập khẩu:

- Hồ sơ bao gồm:

  • a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP
  • b) Bản sao các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo

- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu, Cục Bảo vệ thực vật ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho doanh nghiệp.

2.4. Công bố hợp quy:

2.4.1. Công bố hợp quy gồm hai bước:

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc đánh giá hợp quy có thể thực hiện theo hai phương thức:

  • Tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện (bắt bộc)
  • Tổ chức, cá nhân tự công bố hợp quy (tự nguyện).

Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định. Có thể nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới các cơ quan nêu trên.

2.4.2. Hồ sơ công bố hợp quy:
  • Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (tự nguyện):

Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm: 

a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN): Các thông tin kê khai trong bảng công bố hợp quy phải khớp với báo cáo tự đánh giá và các giấy tờ gửi kèm hồ sơ.

b) Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: 

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax

- Tên sản phẩm, hàng hóa

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật:

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá. 

  •  Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bắt buộc):

Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm: 

a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN); 

b) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

2.5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy

Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy như sau:

Một là, Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình đảm bảo người sử dụng sản phẩm, hàng hóa đó dễ dàng tiếp cận.

Hai là, Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ.

Ba là, Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định.

Bốn là, Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:

a) Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với cơ quan chuyên ngành;

b) Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;

c) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;

d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.

Năm là, Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau:

a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận được chỉ định;

b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.

Sáu là, Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bảy là, Cung cấp bản sao y bản chính tài liệu tương ứng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Thông tư này (Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu) cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường; hoặc sử dụng biện pháp thích hợp để bảo đảm tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ truy xuất được nguồn gốc và thông tin về việc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật

Tám là, Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy.

Kết luận: Trên đây là bốn bước cơ bản về thủ tục đối với phân bón nhập khẩu, sau đó bạn có thể làm thủ tục thông quan hải quan như bình thường. Phân bón là mặt hàng khá phức tạp và chịu sự giám sát quản lý chặt chẽ của các cơ quan hữu quan. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Thủ tục nhập khẩu phân bón, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. 

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178