• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tranh chấp đất đai...các văn bản pháp luật về đất đai lại sử dụng hai thuật ngữ là “tranh chấp liên quan đến QSDĐ” và “tranh chấp đất đai

  • Tranh chấp đất đai được quy định như thế nào
  • tranh chấp đất đai
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kiến thức của bạn:

     Khái niệm về tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật hiện hành

19006500

Câu trả lời của Luật sư:

  1. Căn cứ pháp lý:

  1. Nội dung tư vấn:

     Ở nước ta, trước khi có Luật Đất đai năm 2003, với những chính sách đất đai khác nhau trong nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, thuật ngữ “tranh chấp đất đai” tuy có được sử dụng trong các văn bản pháp luật nhưng chưa từng được giải thích chính thức mà chỉ gián tiếp thông qua các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai qua các thời kỳ lịch sử.

      Khái niệm tranh chấp đất đai lần đầu tiên được ghi nhận một cách chính thức trong Luật Đất đai năm 2003, cụ thể là tại khoản 26 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Tranh chấp Đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Đến Luật Đất đai năm 2013 việc giải thích tranh chấp đất đai được tiếp tục ghi nhận và khẳng định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013:

24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

     Tranh chấp đất đai là một quan hệ rộng không phụ thuộc vào tên gọi của quan hệ pháp luật mà phụ thuộc vào tính chất của quan hệ. Tranh chấp này phát sinh trong mọi trường hợp khi các bên đương sự có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ này có thể là việc xác định ai là người có QSDĐ, có thể là liên quan đến các quan hộ giao dịch gắn trực tiếp đến QSDĐ hoặc tranh chấp từ chính các tài sản trên đất. Về lý luận trong các nghiên cứu trước khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành, “tranh chấp đất đai” được xem xét ở các phạm vi khác nhau.

     Phạm vi thứ nhất: tranh chấp đất đai là biểu hiện sự mâu thuẫn, bất đồng trong việc xác định quyền quản lý, chiếm hữu, sử dụng đối với đất đai, phát sinh trực tiếp hay gián tiếp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Theo phạm vi này, tranh chấp đất đai bao gồm tất cả các tranh chấp phát sinh từ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, kể cả các tranh chấp tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về các giao dịch đất đai. Với cách tiếp cận này, tranh chấp đất đai là một khái niệm rộng, bao gồm tranh chấp QSDĐ và tất cả các tranh chấp liên quan đến QSDĐ.

     Phạm vi thứ hai: Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ đất đai (chủ thể sử dụng đất) về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Đây là tranh chấp giữa các bên về quyền quản lý, quyền sử dụng một diện tích đất nào đó hoặc một phần trong diện tích đó. Tranh chấp này khi có yêu cầu giải quyết sẽ dẫn tới kết quả là cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đối với đất đang tranh chấp. Quan điểm này xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai, người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai. Vì vậy, đối tượng tranh chấp khi tranh chấp đất đai chỉ có thể là QSDĐ.

      Luật Đất đai năm 2013 được ban hành và có hiệu lực sau thời điểm Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005, được sửa đổi bổ sung bằng Luật sửa đổi bổ sung (LSĐBS) một số điều của BLTTDS, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012. Tại Điều 25 BLTTDS khi quy định về thẩm quyền theo vụ việc của tòa án đã phân định rất rõ giữa tranh chấp về QSDĐ và các loại tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về thừa kế tài sản. Từ các quy định của Luật Đất đai năm 2013 đến BLTTDS, có thể thấy các tranh chấp có liên quan đến QSDĐ của người sử dụng đất gồm tranh chấp tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về giao dịch QSDĐ cũng đã được phân biệt bằng tên gọi cụ thể là “tranh chấp liên quan đến QSDĐ”. Hiện nay, các văn bản pháp luật về đất đai lại sử dụng hai thuật ngữ là “tranh chấp liên quan đến QSDĐ” và “tranh chấp đất đai” Chúng tôi cho rằng, đây là hai thuật ngữ có nội hàm khác nhau. Trong đó, tranh chấp liên quan đến đất đai có phạm vi rộng hơn, bao gồm các quan hệ hợp đồng, quan hệ sở hữu, quan hê giao dịch về đất khác, trong đó QSDĐ là một loại tài sản thuộc quan hệ pháp luật đó. Tranh chấp đất đai có phạm vi hẹp hơn là tranh chấp ai là người có QSDĐ.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.

     Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.

     Trân trọng./.                                  

     Liên kết tham khảo:

       

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178