• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

  • Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hành chính
  • Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Câu hỏi của bạn về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng

Chào Luật sư, tôi có một vài thắc mắc về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính mong được Luật sư giải đáp, tôi xin trân trọng cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng

Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng như sau:

1. Cơ sở pháp lý về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng

2. Nội dung tư vấn về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng

     Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính là những cơ quan, đơn vị có trọng trách, nhiệm vụ, quyền hạn xử lý, giải quyết các vụ việc về tố tụng hành chính. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng đã được pháp luật quy định rất rõ ràng, nội dung cụ thể như sau:

2.1 Cơ quan thực hiện hoạt động tố tụng hành chính

2.1.1 Tòa án, Viện Kiểm sát.

Theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 hiện nay, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm như sau:

Tại khoản 1 Điều 36 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định cụ thể dưới đây:

Điều 36. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

1. Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có:

a) Tòa án;

b) Viện kiểm sát.

(...)

     Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ bao gồm: Tòa án và Viện Kiểm sát. Đây là một điểm mới được kế thừa từ Luật tố tụng hành chính 2010. Theo như các văn bản quy phạm pháp luật cũ, tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996, pháp lệnh mới chỉ quy định về người tiến hành tố tụng. Điều này gây ra sự lạm quyền trong việc giải quyết cũng như không phân định rõ cơ quan nào có chức năng chính thực hiện công việc tiến hành tố tụng. Sau gần 20 năm, qua những lần thay đổi, hiện nay cơ quan tiến hành tố tụng được pháp luật quy định chỉ có Tòa án và Viện Kiểm sát. Điều này giúp cho việc thực hiện của hai cơ quan trên được tiến hành một cách công khai, rõ ràng, và chịu trách nhiệm trước nhân dân về hoạt động của mình trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

2.1.2 Người tiến hành tố tụng

Tại khoản 2 Điều 36 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về người tiến hành tố tụng cụ thể như sau

"....2. Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có:

a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên."

[caption id="attachment_201624" align="aligncenter" width="517"] Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng[/caption]

2.2 Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng

Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 22 Luật tố tụng hành chính 2015

Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

2. Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

4. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan có người có hành vi vi phạm pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Trong phạm vi của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, Viện kiểm sát có trách nhiệm bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người , quyền công dân, quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, bảo vệ lợi ích của Nhà nước đồng thời phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. Bên cạnh đó, cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm giữ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, kinh doanh theo yêu cầu của đương sự nếu yêu cầu đó là chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục. Tòa án, Viện Kiểm sát còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án, người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ có những hình phạt tương đương, nếu có hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị khởi tố hình sự.

2.3 Trách nhiệm của người tiến hành tố tụng

Dưới đây là một số nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng

Đối với Tòa án:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án

  • Tổ chức công tác giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
  • Quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại Điều 14 của Luật này
  • Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa
  • Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa
  • Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng hành chính
  • Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này
  • Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản, chấm dứt hành vi đó nếu phát hiện có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật
  • Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này
  • Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán

  • Xử lý đơn khởi kiện.
  • Lập hồ sơ vụ án hành chính.
  • Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này.
  • Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục đưa vụ án hành chính ra giải quyết.
  • Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
  • Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luật này.
  • Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử.
  • Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.
  • Chủ tọa hoặc tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
  • Xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét văn bản hành chính, hành vi hành chính đó theo quy định của pháp luật.
  • Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này.
  • Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Đối với Viện Kiểm sát

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát

  • Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính;
  • Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này và thông báo cho Tòa án biết; phân công Kiểm tra viên tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định tại Điều 14 của Luật này;
  • Quyết định thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
  • Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật này;
  • Yêu cầu, kiến nghị theo quy định của Luật này;
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này;

Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên

  • Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện.
  • Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án.
  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật này.
  • Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này.
  • Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
  • Yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật này.
  • Đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.
  • Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
[caption id="attachment_201627" align="aligncenter" width="485"] Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng[/caption]

2.4 Những trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng

Theo như quy định của pháp luật hiện hành, một số trường hợp dưới đây phải từ chối tiến hành tố tụng

Điều 45 Luật tố tụng hành chính 2015

Điều 45. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

2. Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.

3. Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện.

4. Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.

5. Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện.

6. Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện.

7. Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện.

8. Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

KẾT LUẬN: Trên là các quy định của pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Trong quá trình tự làm việc với Tòa án, đương sự cần nắm rõ về trách nhiệm của người tiến hành tố tụng cũng như quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Tuy nhiên, khi tự mình thực hiện các công việc tại Tòa án có thể gặp rất nhiều khó khăn về thời gian, trình tự, thủ tục làm việc, quãng đường di chuyển. Để vấn đề được giải quyết nhanh chóng, khách hàng có thể liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 1900.6500 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ một cách kịp thời.

Bài viết tham khảo:

Để được tư vấn chi tiết về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Việt Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178