• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ..biểu hiện bằng hành vi hành hạ ngược đãi uy hiếp tinh thần yêu sách của cải..

  • Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
  • Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ

Kiến thức cho bạn:

     Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ theo quy định của bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ theo quy định của bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

     Điều 8 BLHS 1999 quy định:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

     1. Nội dung điều luật 

     Điều 146 bộ luật hình sự quy định nội dung về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ như sau:

     “Điều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

     Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.” 

     2. Phân tích cấu thành tội phạm

     Thứ nhất, chủ thể

     Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và là người đã thành niên. Trong thực tế, chủ thể của tội này thông thường là người có uy quyền nhất định trong gia đình như bố, mẹ, người nuôi dưỡng hoặc uy quyền về công tác như thủ trưởng đối với nhân viên hoặc uy quyền về tín ngưỡng như cha cố với con chiên…

     Thứ hai, khách thể

     Hành vi phạm tội xâm phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ- một trong số những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Hành vi phạm tội đồng thời còn gây ra mâu thuẫn gia đình, thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác (ví dụ như hành vi tự sát của nạn nhân) [caption id="attachment_35066" align="aligncenter" width="259"]Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ[/caption]

     Thứ ba, mặt khách quan

  • Hành vi: tội cướng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi cưỡng ép người khác kết hôn hoặc hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Cụ thể:
  • Cưỡng ép kết hôn là buộc người khác phải lấy người nào đó làm chồng hoặc vợ trái với sự tự nguyện của họ.
  • Cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ là hành vi ngăn cản người khác không được kết hôn theo ý muốn của họ, trong khi họ có đủ điều kiện kết hôn theo luật định hoặc là hành vi ngăn cản người khác tiếp tục duy tì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ hoặc bắt họ phải cắt đứt quan hệ đó.

     Việc cưỡng ép kết hôn hoặc ngăn cản hôn nhân tự nguyện tiến bộ chỉ coi là hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này khi được thực hiện bằng một trong những thủ đoạn sau đây:

  • Hành hạ: đây là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình làm cho họ đau đớn, khổ sở như đánh đập, gây đau đớn, khổ sở về thể chất, tuy chưa tới mức gây thương tích hoặc tổn hại đáng kể đến nạn nhân nhưng lại diễn ra có tính hệ thống.
  • Ngược đãi: là hành vi đối xử tàn tệ người lệ thuộc mình nhằm gây ra những đau khổ về tinh thần kéo dài như thường xuyên mắng chửi, sỉ vả, làm nhục, đuổi ra khỏi nhà…
  • Uy hiếp tinh thần: là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản hoặc dùng uy lực đe dọa sẽ không cho hưởng lợi ích quan trọng, thiết thân nào đó, làm cho người bị đe dọa có căn cứ lo sợ thực sự.
  • Yêu sách của cải: là hành vi đòi hỏi của cải như là một trong số những điều kiện bắt buộc để được kết hôn như cố tình thách cưới cao một cách không bình thường làm cho bên bị thách cưới không thể lo liệu được để lấy cớ không cho kết hôn. Cần phân biệt thủ đoạn này với tỉ lệ thách cưới thông thường là hiện tượng vẫn còn tương đối phổ biến trong xã hội.
  • Những thủ đoạn khác: là những thủ đoạn bất hợp pháp khác có tính chất tương tự như những thủ đoạn kể trên như dùng vũ lực bắt ép người con gái phải theo mình trái với ý muốn của họ (trường hợp này khác với tục lệ bắt cóc cô dâu tại một số vùng dân tộc ít người ở nước ta..)

     => Tuy nhiên hành vi cưỡng ép người khác kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (có một trong những thủ đoạn nói trên) chỉ coi là cấu thành tội khi chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục thực hiện việc cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ.

     Lưu ý: cần phân biệt những thủ đoạn của hành vi cưỡng ép hoặc cản trở nêu trên với trường hợp người do bị mắc lừa đã đồng ý kết hôn với người có lí lịch chính trị, lí lịch tư pháp xấu. Đây cũng là trường hợp vi phạm nguyên tắc tự nguyện kết hôn nhưng không bị coi là thủ đoạn cưỡng ép kết hôn vì không có yếu tố cưỡng ép. Trường hợp người có hành vi cản trở hôn nhân sai trái (vi phạm các điều kiện kết hôn do luật định) dù có kèm theo các thủ đoạn vũ lực cũng không coi là thủ đoạn cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo điều 146 bộ luật hình sự mà chỉ có thể cấu thành tội khác như cố ý gây thương tích, tội làm nhục người khác…

     Thứ tư, mặt chủ quan

  • Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. 

     3. Hình phạt

     Điều luật quy định 1 khung hình phạt đối với loại tội này là: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

     Một số bài cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo tại:

     Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

     Tội buôn lậu theo quy định của pháp luật hiện hành

     Tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới theo quy định của pháp luật hiện hành

     Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo quy định của pháp luật hiện hành

     Tội cưỡng đoạt tài sản

     Tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định hiện hành

     Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178