• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tìm hiểu về hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy định của pháp luật Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

  • Tìm hiểu về hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy định của pháp luật
  • báo hiệu đường bộ
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hệ thống báo hiệu đường bộ

     Khi tham gia giao thông, bạn phải chú ý tuân thủ hệ thống báo hiệu để đảm bảo an toàn và tránh bị phạt. Bạn có biết hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì không? Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết hôm nay nhé.

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì?

     Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.

      Hệ thống báo hiệu đường bộ có vai trò quan trọng, không thể thiếu, giúp người và các phương tiện tham gia giao thông lưu hành một cách bình thường, hạn chế tai nạn, ùn tắc và các vấn đề giao thông khác xảy ra.

2. Quy định cụ thể về hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ

     Theo Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những quy định như sau:

     Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

  • Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
  • Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
  • Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; Người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

     Tín hiệu đèn giao thông có ba màu:

  • Tín hiệu xanh là được đi;
  • Tín hiệu đỏ là cấm đi;
  • Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

     Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm:

  • Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
  • Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
  • Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
  • Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
  • Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

      Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

     Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

     Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

3. Quy định thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ

     Theo Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ thì khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

  • Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
  • Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
  • Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
  • Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

4. Câu hỏi liên quan hệ thống báo hiệu đường bộ

Câu hỏi 1. Đèn giao thông màu xanh nhưng cảnh sát ra tín hiệu dừng phải làm sao?

     Theo Điều 8 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ: Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường. Do đó, trong trường hợp này, bạn dừng xe theo tín hiệu của cảnh sát.

Câu hỏi 2. Một cột biển báo có thêm biển báo tạm thời thì phải làm sao?

     Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.

     Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Câu hỏi 3. Không có hệ thống báo hiệu vạch kẻ đường cho người đi bộ phải làm thế nào?

     Ở những nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Bài viết liên quan:

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Hệ thông báo hiệu đường bộ

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về báo hiệu đường bộ mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về báo hiệu đường bộ. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau. + Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500  + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033 + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Tiến Đạt

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178