Tìm hiểu về phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng
11:22 20/10/2018
Hoạt động của tổ chức tín dụng: Hoạt động cấp tín dụng, Hoạt động huy động vốn, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động khác
- Tìm hiểu về phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng
- Hoạt động của tổ chức tín dụng
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Câu hỏi về hoạt động của tổ chức tín dụng
Hoạt động của các tổ chức tín dụng
Câu trả lời về Hoạt động của tổ chức tín dụng
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hoạt động của tổ chức tín dụng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hoạt động của tổ chức tín dụng như sau:
1. Căn cứ pháp lý về hoạt động của tổ chức tín dụng
2. Nội dung tư vấn về hoạt động của tổ chức tín dụng
2.1. Hoạt động huy động vốn
Các hình thức huy động vốn bao gồm:
- Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận
- Phát hành giấy tờ có giá: phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước: dưới hình thức tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng
2.2. Hoạt động cấp tín dụng
Khoản 14 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng quy định: "14. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác."
Hoạt động cấp tín dụng bao gồm:
- Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Chiết khấu: là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán
- Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
- Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế: là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
- Cho thuê tài chính: theo điều 113 Luật các tổ chức tín dụng, cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên
2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán
Khoản 15 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng quy định: "15. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng."
Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:
- Mở tài khoản: tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng
- Cung ứng phương tiện thanh toán: thẻ tín dụng, séc, ngân phiếu,...
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ
2.4. Các hoạt động khác
- Góp vốn, mua cổ phần: là việc tổ chức tín dụng góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc cấp vốn, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư và ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên.
- Tham gia thị trường tiền tệ: tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.
- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh: Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác.
- Các hoạt động khác bao gồm:
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp;
- Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.
- Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp
- Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Nghĩa vụ về tài sản của tổ chức tín dụng khi mở thủ tục phá sản
- Tải mẫu về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng
Để được tư vấn chi tiết về hoạt động của tổ chức tín dụng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật ngân hàng: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.