• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Việc tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh thường được Nhà nước khuyến khích để tăng sự đa dạng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, có một vài ngành nghề cần đáp ứng một số điều kiện nhất định để được kinh doanh. Vậy tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh bị phạt thế nào?

  • Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh bị phạt thế nào
  • tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh bị phạt thế nào
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

     Căn cứ Điều 7 Luật Đầu tư 2020 quy định ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?

     Căn cứ theo Khoản 8 Điều 15 và Khoản 7 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau 

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh

...

8. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.

...

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

...

7. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.

...

     Như vậy, yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là một trong những nhiệm vụ của phòng đăng ký kinh doanh (tức cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền để yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có thẩm quyền để yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề có điều kiện khi phát hiện không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh. 

3. Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh bị phạt thế nào?

     Việc không đáp ứng được các điều kiện để kinh doanh một số ngành nghề sẽ dẫn đến yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh, sau đó nếu công ty, hộ kinh doanh hoặc cá nhân vẫn cố tình tiếp tục kinh doanh những ngành nghề đó dù chưa đủ điều kiện, thì sẽ chịu mức phạt theo Điều 48 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 48. Vi phạm về chế độ báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;

b) Báo cáo không đầy đủ nội dung, không chính xác theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh;

b) Không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc gửi báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không báo cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc bổ sung nội dung đầy đủ, chính xác vào báo cáo gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

     Như vậy, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc cá nhân vi phạm sẽ phải nộp phạt hành chính từ 15 đến 20 triệu đồng, ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc bổ sung nội dung đầy đủ, chính xác vào báo cáo gửi cơ quan đăng ký kinh doanh.

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung nào?

     Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 quy định về các nội dung của điều kiện đầu tư kinh doanh bao gồm:

  • Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
  • Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

Câu hỏi 2. Danh mục, các nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định ở đâu?

    Hiện nay, danh mục ngành nghề có điều kiện bao gồm tổng cộng 227 mã ngành nghề, được quy định cụ thể tại Phụ lục IV kèm theo Luật Đầu tư 2020. 

    Có thể xếp loại các nhóm ngành có điều kiện thành những nhóm sau đây:

  • Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định;
  • Ngành nghề yêu cầu cầu giấy phép con;
  • Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;
  • Ngành nghề yêu cầu bằng cấp, trình độ chuyên môn;
  • Ngành nghề yêu cầu giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự;
  • Ngành nghề yêu cầu đáp ứng các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất;
  • Ngành nghề yêu cầu các điều kiện khác.

Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178