• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều 652 BLDS 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì

  • Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật
  • thừa kế thế vị
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỪA KẾ THẾ VỊ

Kiến thức của bạn:

     Thừa kế thế vị theo quy định của Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015.

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn      Theo Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế được hiểu như sau:

"Điều 613. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

      Điều 652 BLDS 2015 đã quy định về thừa kế thế vị như sau:

    "Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.” [caption id="attachment_10214" align="aligncenter" width="300"]thừa kế thế vị thừa kế thế vị[/caption]

     Như vậy, trong quy định này, pháp luật chỉ liệt kê về các trường hợp thừa kế vị mà chưa định nghĩa thế nào là thừa kế thị vị. Vậy thế vị là gì? Thừa kế thế vị là gì? Theo nghĩa Hán –Việt thì từ “thế” có nghĩa là “thay vào”, từ “vị” có nghĩa là “ngôi thứ”, “ngôi vị”, “vị trí”. Theo quy định của điều luật trên thì thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi thỏa mãn năm điều kiện:

     Thứ nhất, những người “thế vị” nhau phải là những người thuộc mối quan hệ thừa kế thứ hai  trong hàng thừa kế thứ nhất (quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con), trong đó người thế vị phải là người ở đời sau (con thế vị cha, mẹ nhưng cha, mẹ không được thế vị con). Như vậy, việc thế vị là mối liên hệ giữa hai bên, một bên được gọi là người được thế vị, một bên được gọi là người thế vị.

     Thứ hai, giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).

     Thứ ba, thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thế vị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc các cụ).

     Thứ tư, trong mối quan hệ giữa người để lại di sản với người được thế vị thì người để lại di sản phải là người ở đời trước, người được thế vị là người ở đời sau.

     Thứ năm, người thế vị phải còn sống vào thời điểm người được thế vị chết hoặc nếu sinh ra và còn sống sau  thời điểm người được thế vị chết thì phải thành thai trước thời điểm người được thế vị chết.

     Từ sự phân tích trên có thể đưa ra  định nghĩa như sau: thừa kế thế vị là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của ông nội, bà nội  hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống nhưng cha đã chết trước ông nội,  bà nội hoặc mẹ đã chết trước ông ngoại, bà ngoại đồng thời cũng là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để  hưởng thừa kế của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với cụ.

Bài viết tham khảo:

Xử lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích để thừa kế

    Để được tư vấn chi tiết về thừa kế thế vị, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178