Thừa kế giữa con dâu và cha mẹ chồng có được pháp luật thừa nhận?
09:04 21/06/2019
Thừa kế giữa con dâu và cha mẹ chồng không được pháp luật thừa nhận vì không có căn cứ để xác định mối quan hệ thừa kế giữa họ.
- Thừa kế giữa con dâu và cha mẹ chồng có được pháp luật thừa nhận?
- Thừa kế giữa con dâu và cha mẹ chồng
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thừa kế giữa con dâu và cha mẹ chồng có được pháp luật thừa nhận?
Câu hỏi của bạn:
Thừa kế giữa con dâu và cha mẹ chồng có được pháp luật thừa nhận?
Trả lời của Luật sư:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật toàn quốc xin đưa ra câu trả lời dựa trên quy định của pháp luật về vấn đề thừa kế giữa con dâu và cha mẹ chồng như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con cái được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 651, điều 653 và 654 của Bộ luật Dân sự 2015. Bao gồm:
Thứ nhất, xét về hàng thừa kế giữa cha mẹ và con thì Điều 651 có quy định rằng:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
Do đó, con dâu không thuộc hàng thừa kế nào của cha mẹ chồng.
Thứ hai, pháp luật dân sự chỉ quy định rằng có quan hệ thừa kế giữa quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi (Điều 653); quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654). Và pháp luật dân sự cũng chưa quy định quan hệ thừa kế giữa con dâu và cha mẹ chồng.
Mặc dù cha, mẹ và con ngoài chỉ ra quan hệ cha, mẹ đẻ và con đẻ; cha mẹ nuôi với con nuôi; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng mà còn được dùng chỉ các quan hệ khác như quan hệ cha, mẹ của một người với vợ của người đó hoặc giữa cha mẹ của một người với chồng của người đó. Nhưng trong các trường hợp nói trên, không có căn cứ để xác định mối quan hệ thừa kế giữa con dâu và bố mẹ chồng theo pháp luật giữa họ.
Vì thế, con dâu không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha mẹ chồng. Tuy nhiên, nếu người con dâu tham gia lao động chung trong gia đình cha mẹ chồng, góp công sức trong việc xây dựng khối tài sản của gia đình cha mẹ chồng, thì người con dâu đó có quyền hưởng phần tài sản tương ứng với công sức đóng góp của mình trong khối tài sản chung hiện có với tư cách là đồng chủ sở hữu. Vì vậy, trước khi chia di sản của cha mẹ chồng cho những người thừa kế cần phải tách từ khối tài sản đó phần tài sản của người con dâu.
Để được tư vấn chi tiết về Thừa kế giữa con dâu và cha mẹ chồng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Liên kết tham khảo:
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;