• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phá sản là các biện pháp giúp cho doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách hợp pháp...Thủ tục phá sản doanh nghiệp mới nhất...hồ sơ phá sản..trình tự...

  • Thủ tục phá sản doanh nghiệp mới nhất
  • Thủ tục phá sản doanh nghiệp
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Câu hỏi của bạn về thủ tục phá sản doanh nghiệp:

     Xin chào luật sư!

     Tôi muốn hỏi về trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?

     Xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của luật sư về thủ tục phá sản doanh nghiệp:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục phá sản doanh nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thủ tục phá sản doanh nghiệp như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thủ tục phá sản doanh nghiệp

2. Nội dung tư vấn về thủ tục phá sản doanh nghiệp

   Phá sản là một cách để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp tuy không được ưu tiên lựa chọn nhưng đôi khi đây lại là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp tại thời điểm đó. Vậy, thủ tục phá sản được quy định như thế nào?

2.1. Phá sản doanh nghiệp là gì?

     Theo Khoản 2 điều 4 luật phá sản 2014 định nghĩa về phá sản như sau:

“2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”

     Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

    Căn cứ theo quy định trên, một doanh nghiệp bị coi là phá sản khi đáp ứng hai điều kiện:

  • Không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  • Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản
[caption id="attachment_181663" align="aligncenter" width="529"] Thủ tục phá sản doanh nghiệp[/caption]

2.2. Trình tự phá phá sản doanh nghiệp

     Phá sản doanh nghiệp là một quá trình phức tạp, theo đó luật phá sản năm 2014 quy định trình tự phá sản doanh nghiệp được thực hiện như sau:

     Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

     Người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp hồ sơ đến tòa án nhân dân có thẩm quyền

     Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

     Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản (trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ) hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn), tiếp đó tuyên bố Doanh nghiệp, Hợp tác xã (DN. HTX) bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

     Bước 3: Mở thủ tục phá sản

     Trong thời hạn 30 ngày sau khi thụ lý đơn, Tòa án sẽ xem xét đưa ra Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản sau khi xem xét tất cả các căn cứ chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.

     Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ thông báo quyết định mở thủ tục phá sản đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp đó.

     Bước 4: Hội nghị chủ nợ

     Triệu tập Hội nghị chủ nợ (HNCN):

     + Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);

     + Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

     * Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia HNCN vắng mặt;

     * Thông qua nghị quyết của HNCN về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ… 

     Tiếp đó, tiến hành Phục hồi DN hoặc tiến hành Thủ tục thanh toán tài sản phá sản.

     Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

     Phục hồi DN, đình chỉ thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

     Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

     Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

     + Thanh lý tài sản phá sản;

     + Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của DN cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

     Như vậy, phá sản doanh nghiệp là một bước giải thoát cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động, các chủ nợ và đối tác, khách hàng. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản có bước phục hồi kinh doanh do đó đây cũng là một cơ hội để doanh nghiệp đưa ra phương án kinh doanh mới.

     Kết luận: Phá sản là một quá trình phức tạp, tùy theo tình hình của mỗi doanh nghiệp mà Tòa án có thể tuyên bố doanh nghiệp phá sản hoặc doanh nghiệp được phục hồi kinh doanh và có cơ hội trở lại thị trường.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thủ tục phá sản doanh nghiệp quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Văn Chung  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178