Thủ tục lấy xe bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền
15:41 27/10/2023
Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về thủ tục lấy xe bị tạm giữ như: thời hạn tạm giữ xe là bao lâu, thủ tục tạm giữ xe như thế nào...
- Thủ tục lấy xe bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền
- Thủ tục lấy xe bị tạm giữ
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thủ tục lấy xe bị tạm giữ
Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về thủ tục lấy xe bị tạm giữ như: thời hạn tạm giữ xe là bao lâu, thủ tục tạm giữ xe như thế nào, khi nào được lấy lại xe bị tạm giữ, thủ tục lấy lại xe, nhờ người khác đi lấy lại xe được không...Đó là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề đó.
1. Thủ tục lấy xe bị tạm giữ được hiểu như thế nào?
Tạm giữ xe hay chính là tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính là việc các cơ quan chức năng tạm thời giữ xe của người có hành vi vi phạm trong một khoảng thời gian nhất định được pháp luật quy định để nhằm mục đích: xác minh tình tiết, củng cố căn cứ ra quyết định xử phạt hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm, tránh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Và khi hết thời hạn tạm giữ được pháp luật quy định, cơ quan tạm giữ xe phải trả lại xe cho người vi phạm và người vi phạm nhận lại xe đã bị tạm giữ từ cơ quan có thẩm quyền, đây được hiểu là thủ tục lấy xe bị tạm giữ.
2. Thủ tục lấy lại xe bị tạm giữ thực hiện như thế nào?
Về thủ tục lấy lại xe bị tạm giữ được quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP theo trình tự như sau:
2.1 Điều kiện lấy lại xe bị tạm giữ
Khoản 1 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:
1. Việc trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
Như vậy, căn cứ quy định này, người vi phạm chỉ được lấy lại xe bị tạm giữ khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
Điều này được hiểu là không phải khi hết thời hạn tạm giữ thì mặc định chủ phương tiện sẽ được trả lại xe mà phải chờ cho đến khi có quyết định trả lại xe của người có thẩm quyền.
2.2 Trình tự lấy lại xe bị tạm giữ
Theo khoản 2 Điều 16, việc trả lại xe bị tạm giữ do người quản lý, bảo quản xe thực hiện.
Người quản lý, bảo quản xe thực hiện việc trả lại xe khi đã có quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Kiểm tra quyết định trả lại xe; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.
Người đến nhận lại xe phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có xe bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại xe bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
Bước 2: Yêu cầu người đến nhận lại xe bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của xe bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;
Bước 3: Người quản lý, bảo quản xe sau khi trả lại xe bị tạm giữ có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ trước đó về kết quả đã thực hiện.
3. Thời gian thực hiện thủ tục lấy xe bị tạm giữ
Pháp luật hiện nay không có quy định về thời gian thực hiện thủ tục lấy xe bị tạm giữ là bao nhiêu lâu, tuy nhiên, dựa trên quy định về trình tự, thủ tục trả lại xe bị tạm giữ thì thời gian thực hiện không quá dài. Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền và người vi phạm hoặc chủ xe có mặt thì người quản lý xe kiểm tra giấy tờ và trả lại xe; người nhận xe kiểm tra hiện trạng xe, các bước này có thể được hoàn thành trong thời gian khoảng 1-2 giờ.
4. Câu hỏi thường gặp về thủ tục lấy xe bị tạm giữ:
Câu hỏi 1: Mượn xe của người khác đi, bị công an giữ do vi phạm nồng độ cồn thì chủ xe có được đi lấy lại xe không?
Theo quy định thì người vi phạm hoặc chủ xe đều có thể đi nhận lại xe bị tạm giữ.
Câu hỏi 2: Khi lấy lại xe bị tạm giữ có phải nộp phí gì không?
Khi nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm hoặc chủ phương tiện phải nộp chi phí bến bãi, chi phí lưu kho, chi phí bảo quản xe trong thời hạn tạm giữ.
Câu hỏi 3: Người vi phạm có thể nhờ người khác đến cơ quan công an để nhận lại xe được không?
Trong trường hợp người vi phạm nhờ người khác đi nhận lại xe bị tạm giữ thì phải có giấy ủy quyền bằng văn bản cho người đó, giấy ủy quyền có thể sẽ phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Bài viết tham khảo:
- Tải mẫu thống kê những đồ vật, tài liệu tạm giữ khi khám xét
- Giây tai nạn giao thông bị xử lý hình sự như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục lấy xe bị tạm giữ, quý khách vui lòng liên hệ tới công ty luật Toàn Quốc theo thông tin địa chỉ dưới đây. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tục lấy xe bị tạm giữ:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về trình tự, thời gian lấy xe bị tạm giữ hoặc các vấn đề liên quan theo quy định pháp luật mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Văn Chung