• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục hòa giải thương mại: Các bên có quyền lựa chọn quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự

  • Thủ tục hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật
  • Thủ tục hòa giải thương mại
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

Kiến thức của bạn:

     Thủ tục hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý

 Nội dung tư vấn

1. Nguyên tắc hòa giải giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

     Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

     Điều 4, Nghị định 22/2017 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại như sau: 
     “1. Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

  1. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
  2. Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.”

     Ưu điểm lớn của phương thức hòa giải là các Doanh nghiệp tự quyết định việc giải quyết tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, với sự hỗ trợ của hòa giải viên, các bên sẽ có cơ hội được đưa ra quyết định của mình về phương án giải quyết tranh chấp. đây là ưu thế nổi trội của phương thức hòa giải so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác vốn khó lường trước được kết quả.

     Quan trọng hơn, hòa giải là một quá trình không công khai. Đây là tiêu chí được nhiều Doanh nghiệp quan tâm. Với việc giải quyết thông qua hòa giải, tên của các bên tranh chấp không bị tiết lộ ra công chúng, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của Doanh nghiệp. [caption id="attachment_42049" align="aligncenter" width="318"]Thủ tục hòa giải thương mại Thủ tục hòa giải thương mại[/caption]

2. Thủ tục hòa giải thương mại

a. Thủ tục hòa giải thương mại

     Các bên có quyền lựa chọn quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.

     Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.

    Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.

    Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

b. Kết quả của hòa giải thương mại

     Khi sử dụng bất kỳ phương thức giải quyết tranh chấp nào, câu hỏi đầu tiên được các Doanh nghiệp đặt ra đó là kết quả giải quyết của phương thức đó có hiệu lực và được thi hành như thế nào?

     Điều 15 Nghị định 22/2017 NĐ-CP quy định về kết quả hòa giải thành như sau:

“1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.

  1. Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:

a) Căn cứ tiến hành hòa giải;

b) Thông tin cơ bản về các bên;

c) Nội dung chủ yếu của vụ việc;

d) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;

đ) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

  1. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
  2. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.”

     Như vậy, theo quy định trên thì kết quả của hòa giải hoàn toàn không có hiệu lực pháp lý bắt buộc và việc thực hiện kết quả của hòa giải thành hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên. Để tránh trường hợp sau này xảy ra tranh chấp, các bên có thể tiến hành thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án ( theo quy định tại chương 23, BLTTDS 2015). Theo đó kết quả hòa giải được tòa xem xét và công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành của tòa sẽ có hiệu lực thi hành như một bản án của tòa.

   Để được tư vấn chi tiết về Thủ tục hòa giải thương mại quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.                                                                                             

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500